Cảnh báo nguy cơ xảy ra tai nạn đường sắt

Những đoạn đường cắt ngang do người dân tự mở và không có hàng rào bảo vệ tại xã Liên Minh – huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.


Các tin khác
» Xem tiếp
Trong năm 2015, có rất nhiều vụ tại nạn giao thông đường sắt đã xảy ra. Chủ yếu tại các đoạn đường giao nhau giữa đường bộ với đường sắt. Vì sao lại có tình trạng như vậy?

Theo thống kê của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, từ đầu năm 2015 đến nay có khoảng 200 vụ tai nạn giao thông đường sắt. Những vụ tai nạn này chủ yếu xảy ra tại các điểm giao nhau giữa đường bộ và đường sắt. Cũng theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 6.000 đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt, trong đó, khoảng 4.200 đường do người dân tự mở.

Nguyên nhân xảy ra tai nạn

Tuy nhiên tại các điểm này không có hàng rào, barie, không có đèn tín hiệu giao thông và không có người gác. Và đây chính là nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt nhiều nhất.

Anh Quân, hiện đang làm nghề lái xe taxi ở xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, đây là điểm giao nhau đường bộ với đường sắt. Anh cho biết, nơi đây thường xuyên xảy ra những vụ tai nạn giao thông đường sắt. Từ đầu năm đến nay có khoảng 7 – 8 người chết do tai nạn giao thông. Còn những vụ tai nạn giao thông nhẹ như bị tàu cán gãy chân, tay thì rất nhiều. Anh nói về nguyên nhân tai nạn:

  Thứ nhất ở chỗ là chỗ khu công nghiệp Bảo Minh mới mở ra, và hệ thống rào chắn không có, và thứ hai nữa là người canh gác, đèn xanh, đèn đỏ không có. Mà kiểu bây giờ công nhân ra đường tàu khi tàu đến là rất mệt cái là tai nạn xảy ra thường xuyên luôn.

-Anh Quân
Thứ nhất ở chỗ là chỗ khu công nghiệp Bảo Minh mới mở ra, và hệ thống rào chắn không có, và thứ hai nữa là người canh gác, đèn xanh, đèn đỏ không có. Mà kiểu bây giờ công nhân ra đường tàu khi tàu đến là rất mệt cái là tai nạn xảy ra thường xuyên luôn.”

Cũng theo anh Quân, những đoạn đường giao nhau giữa đường bộ với đường sắt đi qua địa phương anh ở là rất nhiều. Và đa số các điểm này không có rào chắn, không đèn báo, không người canh gác, mà chỉ có biển báo thôi. Và ở những điểm này thường xảy ra những vụ tai nạn giao thông đường sắt.

Anh Hoàng một người dân đang sống tại điểm cắt ngang giữa đường bộ với đường sắt tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, hệ thống đường sắt tại Việt Nam được ví như ‘đường bộ bình thường’ vì bất kỳ ai cũng có thể băng qua. Cho nên hiểm họa tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là khu vực đông dân cư, trường học. Trong đó hệ thống ‘rào chắn’ không được dựng tại các điểm cắt ngang, anh Hoàng tiếp lời:

“Chỉ có những đoạn rào chắn ở cái cái đầu đường bộ (chính) giao nhau thôi, còn những khu vực khác thì bỏ mặc.”

Điểm giao nhau giữa đường bộ với đường sắt tại xã Liên Minh – huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. RFA PHOTO.
Trong một bài trả lời phỏng vấn trên trang website VTV.VN ngày 10.8.2015, khi được hỏi về nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông đường sắt. Ông Khương Thế Duy - Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải công nhận rằng, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, đường bộ cắt ngang đường sắt còn quá nhiều. Trong khi việc thực hiện vấn đề an toàn giao thông đường sắt của chính quyền địa phương còn kém. Ông cũng cho rằng ý thức của người dân và việc phổ biến kiến thức ‘an toàn giao thông đường sắt’ còn yếu.

Ngoài những nguyên nhân trên, việc người dân xây dựng những công trình nhà ở vi phạm hành lang an toàn (che khất mất tầm quan sát ở khu vực đường cắt ngang), hay tệ nạn trộm cắp thiết bị vật tư đường sắt… Cũng là những nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn giao thông đường sắt tại các điểm cắt ngang.

Giải pháp

Trước những hiểm họa tai nạn tại giao thông đường sắt tại các điểm cắt ngang. Rất cần sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là từ ngành đường sắt, và các cơ quan chức năng tại địa phương. Việc tìm những giải pháp để hạn chế những tai nạn giao thông đường sắt đã và đang được rất nhiều người quan tâm.

Anh Quân chỉ ước mong ngành đường sắt và chính quyền địa phương quan tâm đến những điểm cắt ở những nơi có đông dân cư qua lại. Anh chia sẻ:

“Chỗ khu vực em bây giờ cần có một hệ thống đèn xanh, đèn đỏ. Thứ nhất là để cho người công nhân lao động, người ta đi qua đường tàu. Thứ hai khi tàu đến là phải có hàng rào chắn, hàng rào đơn giản thôi nhưng cần phải có người gác tàu cản lại không cho xe đi qua. 

Những cái chỗ đấy, đến giờ tan ca, nó (công nhân) đông vô cùng, nên bắt buộc phải có một người gác tàu, chứ không thể không có người gác tàu.”

  Cái mà cần thiết nhất bây giờ là hệ thống rào chắn, và có người đứng để đóng mở rào chắn đó thì sẽ giảm thiểu được rất nhiều về vấn đề tai nạn. Còn những điểm cắt ngang phụ (do dân tự mở), những điểm không cần thiết thì có thể rào lại.
-Anh B
Ngoài những người dân góp ý, còn có những người công tác trong ngành đường sắt rất muốn trình bày những phương cách để giảm những tai nạn thương tâm xảy ra mỗi ngày. Anh B - một người xin được giấu tên, hiện đang công tác trong ngành đường sắt tỉnh Ninh Bình chia sẻ về việc giảm tai nạn giao thông đường sắt.

Anh cho rằng cần phải cải thiện cơ sở hạ tầng của ngành đường sắt, bởi cở hạ tầng nhiều đoạn đường đã quá cũ kỹ, có những đoạn thiết bị vật tư đã bị rỉ sét theo thời gian. Bên cạnh đó, cũng cần có biện pháp chế tài các cơ quan chức năng trong ngành, hòng giảm tối thiểu những ‘lạm phát’ trong ngành đường sắt. Anh B tiếp tục đề nghị:

“Cái mà cần thiết nhất bây giờ là hệ thống rào chắn, và có người đứng để đóng mở rào chắn đó thì sẽ giảm thiểu được rất nhiều về vấn đề tai nạn. Còn những điểm cắt ngang phụ (do dân tự mở), những điểm không cần thiết thì có thể rào lại.”

Anh B cũng không đồng tình với việc truyền thông nhà nước luôn đổ lỗi những vụ tai nạn giao thông đường sắt là do ‘ý thức’của người dân, anh tiếp tục chia sẻ:

“Cần phải đẩy mạnh các phong trào ‘tuyên truyền’ về cái ý thức người dân. Nhưng ngược lại nếu nói về ý thức người dân thì cũng vô vàn lắm, nói về ý thức thì cần có đèn xanh đèn đỏ báo thức cho người dân biết, hoặc có rào chắn, barie thì sẽ tạo nên ý thức của người dân. Chứ còn bây giờ nếu tuyên truyền, hay vận động để giải thích cho họ (dân) biết về vấn đề an toàn thì họ cũng không ‘ý thức’ được, không ai có thời gian để ý đến việc đó.”

Một số ý kiến cho rằng, mức phạt đối với những vi phạm giao thông đường sắt vẫn chưa cao, nên chưa răn đe được người dân. Dẫn đến việc những vụ vi phạm hành lang an toàn đường sắt, băng qua đường cắt ngang vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó việc xây dựng những chiếc cầu vượt trên không cũng là một cách để giảm bớt điểm cắt ngang giữa đường bộ với đường sắt. Làm được những điều trên sẽ giảm được những tai nạn thương tâm xảy ra cho người dân.

Xuân Nguyên
phóng viên RFA
Theo RFA
Share on Google Plus

Diễn đàn Facebook

0 Comments:

Post a Comment