"...Quyền của các công đoàn được hoạt động tự do, không bị bất kỳ sự hạn chế nào ngoài những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia và trật tự công cộng, hoặc nhằm mục đích bảo vệ các quyền và tự do của người khác..."
Cùng tác giả |
Diễn trình “công đoàn độc lập”:
Một trong những khó khăn nhất của CSVN trong việc gia nhập TPP là các vấn đề về lao động. Các cơ quan truyền thông đã đề cập đến điều này từ rất sớm, đặc biệt là từ lúc tổng Thống Obama đã đề cập vấn đề này trong một bài nói chuyện tại trụ sở công ty Nike (Portland, Oregon) ngày 08/05/2015. Hôm đó ông Obama nói rằng: “Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi”.
Đến khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón tại toà Bạch Ốc vào đầu tháng 7/2015 thì người ta đoán được rằng, CSVN trên nguyên tắc hầu như đã phải chấp nhận điều kiện hình thành công đoàn độc lập do phía Mỹ nêu ra.
Những đồn đoán này được ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội xác nhận một cách mơ hồ trong cuộc phỏng vấn ngày 10/9/2015 về vấn đề “lao động khi tham gia các hiệp ước tự do mậu dịch FTA”. Trong đó ông Kiên nói lên một khía cạnh rất thường bị CSVN xem là “nhạy cảm” hoặc thậm chí bị gán ghép “diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”. Chốt lại cuộc phỏng vấn đó, ông Nguyễn Đức Kiên nói: “Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn, mở cửa hay là chết”. Một câu nói báo hiệu sự thoái lui cực chẳng đã của CSVN.
Sau khi ký kết TPP, ngày 7/10, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã cho báo chí ở Hà Nội biết rằng, công đoàn độc lập là điều khoản cuối cùng mà CSVN phải đàm phán gay go với Mỹ trong suốt 5, 6 ngày đàm phán ở Atlanta. Những điều khoản khác đã kết thúc trong kỳ đàm phán ở Hawaii cuối tháng 7.
Phải lược duyệt lại tiến trình về điều khoản “công đoàn độc lập” đối với CSVN trong TPP như trên mới thấy sự “kiên trì cố thủ” của CSVN trên phòng tuyến chống lại quyền tự do công đoàn như thế nào.
Công đoàn độc lập đối với CSVN
Nay thì vấn đề đã nằm trong tay của nhà nước CSVN để trong một thời gian nào đó họ phải cải sửa luật lệ cho phù hợp với điều 19 của thoả ước TPP, một điều khoản hầu như chỉ dành riêng cho CSVN (Mã Lai và Brunei cũng bị ràng buộc bởi chương này, nhưng không bị nặng nề như VN).
Ngày 17/11 vừa qua, trong lúc trả lời chất vấn đề việc thành lập công đoàn độc lập theo TPP, ông Nguyễn Tấn Dũng xác nhận rằng CSVN chấp thuận cho lập công đoàn độc lập theo Luật của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO.
Để biết sự xác nhận vừa kể của ông Nguyễn Tấn Dũng bao gồm những gì, thiết tưởng cần biết qua về vài điểm chính yếu trong Điều 19 của TPP mà bác sĩ Hồ Hải dịch trên trang blog của mình.
CHƯƠNG 19: LAO ĐỘNG:
Tất cả các quốc gia thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO: International Labour Organization) và các thành viên đã công nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy các quyền của người lao động đã được quốc tế công nhận.
Các quốc gia thành viên của TPP nhất trí thông qua và duy trì trong luật của họ và thực hiện các quyền lao động cơ bản được ghi nhận trong Tuyên bố ILO năm 1998, cụ thể là quyền tự do lập hội và quyền đàm phán tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; bãi bỏ lao động trẻ em và việc cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; và loại bỏ phân biệt đối xử trong việc làm. Các quốc gia thành viên TPP cũng đồng ý có luật điều chỉnh tiền lương tối thiểu, giờ làm việc, và sự an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Những cam kết này cũng áp dụng cho các khu chế xuất. Mười hai quốc gia thành viên TPP đồng ý không miễn trừ hoặc vi phạm trong việc thực hiện luật của quyền lao động cơ bản nhằm thu hút thương mại, đầu tư, và xé rào để thực thi một cách hiệu quả luật lao động của họ trong một mô hình bền vững hoặc đều đặn làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên TPP.
Mỗi quốc gia trong số 12 thành viên TPP đều cam kết bảo đảm khả năng tiếp cận với hệ thống thủ tục hành chính và tư pháp công bằng, không thiên vị và minh bạch và sẽ cung cấp các biện pháp khắc phục hiệu quả những vi phạm luật lao động quốc tế do mình gây ra.
Các thành viên TPP cũng đồng ý với sự tham gia của công chúng trong việc thực hiện các chương Lao động, bao gồm cả việc thiết lập cơ chế để có được ý kiến của công chúng.
Qua các điểm chính nêu trên, theo điểm đầu tiên và điểm thứ ba, CSVN sẽ phải thực hiện 3 điểm then chốt sau:
- CSVN buộc phải chấp nhận sự hoạt động công khai của các đoàn thể xã hội dân sự liên quan đến quyền của người lao động, chứ không chỉ quyền lập nghiệp đoàn (quyền tự do lập hội).
- CSVN buộc phải tiến tới việc công nhận công khai quyền đình công, biểu tình, bãi công của công nhân mà hiện nay CSVN tìm cách ngăn cản (quyền đàm phán tập thể).
- CSVN sẽ phải cải sửa về luật lao động và Tổng liên đoàn lao động CSVN thích ứng với ILO. (Bảo đảm khả năng tiếp cận với hệ thống thủ tục hành chính và tư pháp công bằng, không thiên vị và minh bạch).
Cải sửa luật pháp và thực thi:
Trong phần lược duyệt đàm phán TPP nêu trên, cuối cùng CSVN đã phải chấp nhận điều khoản về các quyền lao động một cách vô cùng miễn cưỡng. Trong đó những điểm chính là tự do lập hội, đàm phán tập thể và tư pháp công bằng, minh bạch.
Thực ra những điều trên cũng chỉ nằm trong những điều khoản của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 mà CSVN đã gia nhập ngày 24/9/1982 nhưng chưa bao giờ CSVN triển khai và thực thi đứng đắn.
Thí dụ như Điều 8 của Công ước vừa quy định:
1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết bảo đảm: (tóm lược)
a) Quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công đoàn do mình lựa chọn, theo quy chế của tổ chức đó;
b) Quyền của các tổ chức công đoàn được thành lập các liên hiệp công đoàn quốc gia và quyền của các liên hiệp công đoàn quốc gia được thành lập hay gia nhập các tổ chức công đoàn quốc tế;
c) Quyền của các công đoàn được hoạt động tự do, không bị bất kỳ sự hạn chế nào ngoài những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia và trật tự công cộng, hoặc nhằm mục đích bảo vệ các quyền và tự do của người khác;
d) Quyền đình công với điều kiện là quyền này phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của mỗi nước.
Khi nhớ lại những điều khoản vừa kể của công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 mà CSVN đã ký kết nhưng không bao giờ thực thi vì không bị cưỡng hành, người ta sẽ hiểu tại sao CSVN lại “tranh đấu” kịch liệt để tránh điều 19 của TPP, cho đến khi không thể tránh được thì họ mới phải miễn cưỡng chấp nhận. Khác với công ước quốc tế năm 1966 vừa kể, TPP là cái phao cho CSVN bám vào trong lúc kinh tế suy kệt hiện nay, nhưng mọi sự vi phạm đều sẽ bị trừng phạt cụ thể.
Kết luận
Bây giờ “bút đã sa” vào TPP, với kinh nghệm về CSVN người ta đang nói đến việc Hà Nội sẽ cố luồn lách, trì hoãn việc thực hiện quyền tự do thành lập công đoàn và tìm cách man trá trong việc thực thi.
Sự “ăn gian” đầu tiên của Hà Nội về vấn đề này bị nhà báo Lê Dung của SBTN phanh phui trong một bài báo trên trang mạng SBTN ngày 11/11 như sau: “Trong lộ trình công bố bản văn đầu tiên của Hiệp định TPP vừa được các cơ quan hữu trách của Việt Nam thực hiện. Chỉ có điều, thành phần được xem là nhạy cảm nhất về chính trị của bản văn này là định chế Công đoàn độc lập, mà giới lãnh đạo chính trị Việt Nam đã phải chấp nhận để đổi lấy một chỗ bên bàn tiệc đứng TPP, vẫn bị những người công bố giấu nhẹm.”
Trong một bài nhận định trên tờ New York Times ngày 21/11 (Pacific Trade and Worker Rights) tác giả bài báo cảnh cáo rằng các quốc gia VN, Mã Lai và Brunei phải sửa đổi luật lao động cho phù hợp thì mới có thể được xuất cảng miễn thuế vào Hoa Kỳ. Một cảnh cáo khác của bài báo này dành riêng cho CSVN nhằm vào quyền tự do công đoàn và công đoàn độc lập.
Xem ra với TTP Hà Nội khó mà “ăn gian” được khi bị 11 nước khác và chính các hội đoàn xã hội dân sự độc lập ở ngay VN theo dõi khắt khe.
Lê Vĩnh
Xem hay download bản gốc tại đây
Mai Hương TBLLTTĐVT gửi tới VA News
Kính gởi quý cơ quan truyền thông báo chí,
Sau những vòng đàm phám TPP đầy gay go, cuối cùng CSVN đã phải chấp nhận điều khoản về các quyền lao động một cách vô cùng miễn cưỡng. Trong đó những điểm chính là tự do lập hội, đàm phán tập thể và tư pháp công bằng, minh bạch. Thực ra những điểm này cũng chỉ nằm trong các điều khoản của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 mà CSVN đã gia nhập ngày 24/9/1982 nhưng chưa bao giờ CSVN triển khai và thực thi đứng đắn.
Kính mời quý vị đọc bài viết "Về vấn đề công đoàn độc lập của VN trong TPP" của tác giả Lê Vĩnh và kính mong được tiếp tay phổ biến.
Trân trọng,
Mai Hương
0 Comments:
Post a Comment