"Phản động" là gì?

Phản động là chống đảng, chống nhà nước, và chống lại Trung quốc người anh em của chúng ta…?!
Cùng tác giả
» Xem tiếp
Là chống đảng, chống nhà nước, chống lại nhân dân…? Hiểu theo ý này là hoàn toàn sai. Nghĩa gốc của thuật từ “phản động” không phải vậy. “Phản động” (réactionnaire) bắt nguồn từ Pháp bởi nó là khái niệm chính trị được sinh sau cuộc Cách mạng Pháp, ám chỉ những người chống lại trào lưu cách mạng thay đổi chế độ phong kiến và muốn quay lại tình trạng chính trị trước đó (status quo ante). Nói cách khác, phản động là sự ủng hộ cái cũ, chống lại sự phát triển và có thái độ lạc điệu với trào lưu canh tân.

Tại châu Âu thế kỷ 19, sau Cách mạng Pháp, tầng lớp phản động được hiểu là những người thuộc Giáo hội Công giáo La Mã, thành phần bảo hoàng và tầng lớp quý tộc. Những người ủng hộ sự trở lại của thể chế chính trị phong kiến và giai đoạn tiền hiện đại (pre-modern), tức trước cuộc Cách mạng Công nghiệp và trước cuộc Cách mạng Pháp, cũng được xem là phản động. Những người phản động luôn phản đối thể chế chính trị dân chủ và chính trị nghị viện. Đến thế kỷ 20, bắt đầu từ Liên Xô, phản động được tái định nghĩa bằng cái nhìn lệch lạc theo ý chí cộng sản. Phản động lúc này có nghĩa chống lại chủ nghĩa xã hội và chống lại cộng sản. Sau đó, nhãn “phản động” bắt đầu được dán cho bất cứ ai bị đánh giá là kẻ thù mình.

Phản động cũng được dùng để chỉ những người ủng hộ các chế độ độc tài chống cộng như Vichy (Pháp), Francisco Franco (Tây Ban Nha), António Salazar (Bồ Đào Nha). Qua thời gian, từ “phản động”, dưới mắt cộng sản, ngày càng méo mó dữ dội, khi giới nghệ sĩ cũng bị chụp mũ phản động chỉ bởi tác phẩm họ nói lên thực tế xã hội nhưng đi ngược đường lối tuyên truyền cộng sản. Một trong những người “phản động” nổi tiếng thế giới trong trường hợp này là nhà văn Boris Pasternak. Ngày 26-10-1958, một ngày sau khi Ủy ban Nobel công bố giải Văn chương cho Pasternak, tờ Literary Gazette của Moscow đã tung ra bài “xã luận” ký tên David Zaslavski, với tựa: “Tiếng rú của văn học tuyên truyền phản động lướt qua một ngọn cỏ văn chương”.

Trong ngôn ngữ lý thuyết Marxism, phản động thật ra ám chỉ những người mà lý tưởng có vẻ là xã hội chủ nghĩa nhưng lại chứa tư tưởng phong kiến, tư bản, phát xít hay “những đặc tính của tầng lớp lãnh đạo”, có nghĩa áp bức người dân và cai trị tàn độc (như thời quân chủ phong kiến). Ngay với cách “định nghĩa” này, cách hiểu phản động bây giờ cũng không chính xác, bởi hiện nay có chế độ cộng sản nào mà không thoảng mùi nước hoa tư bản và không chứa “những đặc tính của tầng lớp lãnh đạo”? Và với cách hiểu phản động là chống đối “nhà nước nhân dân”, chống lại “sự tiến bộ của nhân loại”, chống lại “xu thế của thời đại”, và đặc biệt chống đảng, dĩ nhiên, là hoàn toàn sai lệch với ý niệm phản động ban đầu, bởi phản động không bao giờ ủng hộ cái mới cả. Ôm ấp những thứ học thuyết cũ mốc như Marx-Lenin mới là phản động.

Mạnh Kim
Theo FB Mạnh Kim
Share on Google Plus

Diễn đàn Facebook

0 Comments:

Post a Comment