Ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) tại tòa án ở Hà Nội hôm 24/1/2018. |
Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Ý nghĩa và tác dụng của những quyết định kỷ luật theo hình thức này được ghi nhận như thế nào trong giai đoạn có rất nhiều ý kiến nói rằng cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay thực chất là ‘đấu đá nội bộ’?
Hình thức kỷ luật mới của Đảng
Hình thức kỷ luật bằng cách “cách chức” bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Lê Phước Thanh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015, bí thư Ban cán sự đảng, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2011 – 2016, không phải là trường hợp đầu tiên.
Vào ngày 2/11/2016, trong cuộc họp cũng do chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì đã đưa ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng.
Sau đó, tháng Giêng năm 2017, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết xoá bỏ tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 mà ông Vũ Huy Hoàng từng đảm nhiệm do đã buông lỏng kỷ luật ở Bộ Công Thương, dẫn đến các đơn vị do Bộ này quản lý không thực hiện đúng quy định về tuyển mộ và bổ nhiệm nhân viên.
Khi những sự việc này được truyền thông trong nước loan tin, rất nhiều phản hồi từ người dân đặt câu hỏi: “Cách chức 1 chức vụ không còn đảm đương nữa để làm gì?”; hoặc có người ý kiến cho rằng: “Giờ đã nghỉ hưu rồi, cách chức có tác dụng gì đâu, chẳng qua chỉ là một hình thức không hơn không kém!”
Giải thích về điều này, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Trưởng ban Quốc hội cho biết đây là một hình thức mới, xuất hiện trong thời gian vài năm trở lại đây.
“Dĩ nhiên có người thấy lạ, nhưng đó là 1 hình thức kỷ luật mới. Trong tiếp xúc cử tri, các người lãnh đạo cũng giải thích đây là hình thức kỷ luật mới.
Nhưng việc kỷ luật đó là việc của bên Đảng.”
Dĩ nhiên có người thấy lạ, nhưng đó là 1 hình thức kỷ luật mới. Trong tiếp xúc cử tri, các người lãnh đạo cũng giải thích đây là hình thức kỷ luật mới. - LS Trần Quốc Thuận
Trước đây, nói về quyết định kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá từng trả lời báo trong nước rằng “đây là lần đầu tiên” xảy ra việc cách chức một cán bộ quản lý cấp cao, đứng đầu một bộ khi không còn đương vụ.Tuy nhiên, Tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng thì có suy luận khác. Ông nhìn sự việc này và đặt tên cho sự việc này là “con mắt khôi hài của nhân gian”:
“Tức là lấy đi một cái mà người ta không có. Và điều này trở nên 1 cái khôi hài trong con mắt của nhân gian. Trong những ngày vừa thì dư luận bàn tán rôm rả sôi nổi về việc này và đúng là phải thấy nó buồn cười. Buồn cười vì Đảng tìm cách lấy đi những gì người ta không còn có nữa.”
Không chỉ thế, Luật sư Trần Quốc Thuận có nhấn mạnh thêm về góc độ pháp lý, đó là việc cách chức là giai đoạn đầu của hình thức kỷ luật, sẽ có những xử phạt kế tiếp tuỳ theo mức độ vi phạm.
“Nếu sai phạm nặng hoặc nghiêm trọng và gây thất thoát thì đôi khi cũng có thể dẫn đến bị xử về hình sự.”
“Thẩm quyền Đảng” là cách luật sư Trần Quốc Thuận giải thích về quyền lực của cơ quan quyết định áp dụng hình thức kỷ luật cho những vi phạm của Đảng viên. Ví dụ như Đảng viên tham gia xã hội dân sự hay đòi hỏi tam quyền phân lập đều bị cho là những vi phạm.
“Những chuyện đó (vi phạm) ngoài xã hội là chuyện bình thường nhưng trong Đảng thì có những qui định khác, khắc nghiệt hơn. Đảng tự đặt cho mình những quyền có thể không phù hợp với luật khác, nhưng đó là do Đảng tự đặt ra cho mình.”
Không còn ‘hạ cánh an toàn’
Cho đến sự việc thứ hai là trường hợp ông Lê Phước Thanh, Ban bí thư áp dụng hình thức kỷ luật tương tự vào báo chí truyền tải thông tin này với ngôn từ tương tự, đó là “cách chức”.
Không đồng tình với cách gọi này, nhà báo tự do Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng cho rằng theo ông, đây là cách dùng từ sai.
“Tôi nghĩ nếu gọi đúng thì dùng từ là tước hàm. Đối với ông Lê Phước Thanh là tước hàm Bí thư, hoặc như ông Vũ Huy Hoàng trước đây là tước hàm Bộ trưởng.”
Tôi nghĩ nếu gọi đúng thì dùng từ là tước hàm. Đối với ông Lê Phước Thanh là tước hàm Bí thư, hoặc như ông Vũ Huy Hoàng trước đây là tước hàm Bộ trưởng. - Blogger Trương Duy Nhất
Bên cạnh đó thì nhà báo Trương Duy Nhất cũng có cùng nhận định với Luật sư Trần Quốc Thuận khi cho hình thức kỷ luật này chỉ xuất hiện gần đây. Nhưng, bằng cách phân tích cụ thể và thực tế hơn, nhà báo Trương Duy Nhất chia sẻ về tính chất của việc “tước hàm” chức vụ của 1 người đã từng có trong quá khứ.“Tức là bây giờ anh không còn những bổng lộc, định xuất mà anh đương nhiên được hưởng ở những cái hàm đó khi anh về hưu rồi nhưng anh vẫn được. Là tước đi mọi những quyền lợi về tiền bạc, về danh dự, danh xưng mà trước đây anh được hưởng trên cương vị đó.”
Trước đây, khi ông Vũ Huy Hoàng bị kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016, ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong phiên họp chất vấn đại biểu sau đó thừa nhận rằng có rất nhiều khó khăn.
Tương tự, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá trả lời báo trong nước rằng cách xử lý như thế đối với ông Vũ Huy Hoàng là “nhằm thực hiện ý nguyện của nhân dân, là xử lý nghiêm những sai phạm không có vùng cấm, không từ ai, khi có vi phạm phải bị xử lý, cả khi đương chức cũng như khi đã về hưu.”
Nó sẽ tạo ra 1 tiền lệ là không có khái niệm hạ cánh an toàn nữa. - Blogger Trương Duy Nhất
Đây cũng chính là ghi nhận của nhà báo Trương Duy Nhất khi đánh giá về hình thức kỷ luật này. Theo ông, nó vẫn có những tác động tích cực.“Nó sẽ tạo ra 1 tiền lệ là không có khái niệm hạ cánh an toàn nữa.”
Nhà báo Trương Duy Nhất cho rằng với cái mà dư luận hay gọi là đấu đá trong nội bộ Cộng sản, hoặc có thể gọi là đấu tranh chống tham nhũng, thì đối với những nhân vật đã nghỉ hưu rồi, họ từng được coi như hạ cánh an toàn. Nhưng bây giờ thì không. Và theo ông, điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến công cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
“Anh có nghỉ hưu bao nhiêu năm chăng nữa nhưng nếu phát hiện ra trong giai đoạn trước đây anh có tham nhũng, tham ô, sai phạm trong nhiệm kỳ đó thì vẫn bị xét xử chứ không an toàn được.”
Vừa qua, nguyên bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, cựu ủy viên Bộ Chính Trị, ông Đinh La Thăng bị đưa ra tòa xét xử và bị tuyên án 13 năm tù giam. Đây cũng được cho là 1 án phạt chưa có tiền lệ đối với 1 cựu uỷ viên Bộ Chính trị. Do đó, nhà báo, blogger Trương Duy Nhất cho rằng ông dự đoán sẽ còn nhiều trường hợp ‘tước hàm’ diễn ra và khẳng định từ đây, khái niệm ‘hạ cánh an toàn’ sẽ khó mà tồn tại.
RFA
0 Comments:
Post a Comment