Nguyễn Phú Trọng đem đến Nga hợp đồng mua vũ khí $1 tỷ, gấp 10 lần mua của Mỹ

Nguyễn Phú Trọng đem đến Nga hợp đồng mua vũ khí $1 tỷ, gấp 10 lần mua của Mỹ, vì mua đồ của Mỹ không được trả tiền "lại quả"

Thủ Tướng Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ tại Sochi hôm 6 Tháng Chín, 2018. (Hình: Mikhail Klimentyev/Getty Images)

Theo Reuters, một trong những chi tiết đáng chú ý nhất về chuyến thăm Nga của Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là bản hợp đồng mua vũ khí trị giá $1 tỷ.

Hãng tin này đưa nhận định, Việt Nam là một trong những nước “nhập khẩu vũ khí tích cực nhất thế giới” trong những năm gần đây, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự hóa tại Biển Đông.

Reuters dẫn nguồn hãng tin TASS của Nga cho biết thêm: Đơn hàng của Việt Nam gồm vũ khí và dịch vụ huấn luyện quân sự của Nga, thể hiện mục tiêu “tăng cường khả năng phòng thủ.”

Tuy vậy, hãng tin không đưa ra thêm bất kỳ chi tiết nào về giao dịch.

Đến nay, Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam và các công ty Nga tham gia vào một số dự án năng lượng của Việt Nam.

Trước đó, Việt Nam được ghi nhận đã mua sáu tàu ngầm tấn công Kilo tân tiến, cùng với một số tàu chiến, phi cơ chiến đấu phản lực và nhiều thiết bị quân sự khác từ Nga.

“Hai bên xác nhận cam kết tiếp tục phát triển quan hệ quân sự song phương,” thông cáo của đảng CSVN cho biết sau sau cuộc hội đàm giữa ông Trọng và Tổng Thống Nga Vladimir Putin.

Hồi Tháng Tám, 2018, báo điện tử Kiến Thức cho hay Việt Nam đứng trong top 5 các quốc gia mua vũ khí Nga nhiều nhất.

Tờ báo dẫn giải: “Không chỉ có chính sách mua bán đơn giản, Nga thậm chí còn cho các đối tác quốc phòng của mình vay hàng tỷ đô la mua sắm vũ khí, và cái họ nhận lại được là các hợp đồng xuất khẩu và tạo thêm ra hàng ngàn việc làm trong nước mỗi năm.”

Cũng trong tháng trước, VOA Việt Ngữ dẫn nguồn tin độc quyền từ một quan chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khẳng định Việt Nam có thỏa thuận mua thiết bị quân sự Mỹ trị giá $94.7, tức chỉ bằng một phần mười so với hợp đồng mua vũ khí của Nga.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại Giao Việt Nam ngay sau đó, một phóng viên quốc tế đã yêu cầu bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết ý kiến.

Và cũng giống như khi nhận mọi câu hỏi khác, bà Hằng không xác nhận mà cũng không bác bỏ, thay vào đó chỉ nói chung chung: “Chính sách quốc phòng của Việt Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, hòa bình của đất nước và đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việc hợp tác với các nước là để nhằm thực hiện chính sách trên.”

Hồi Tháng Ba, 2018, hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson ghé thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Mỹ cập cảng Việt Nam kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc và sự kiện này được cho là đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ Việt – Mỹ.

Hồi Tháng Năm, 2017, phía Mỹ bàn giao tàu tuần duyên trọng tải cao CSB 8020 cho Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được ghi nhận cấp $12 triệu cho Việt Nam trong năm tài khóa 2017.


Người Việt
Share on Google Plus

Diễn đàn Facebook

0 Comments:

Post a Comment