Đây là 2 em anh em ruột: * Nhâm Tiến Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thu Dung - Số 21, ngõ 670/49, đường Hà Huy Tập, Xã Đìng Xuyên, Huyện Gia Lâm, Hà Nội. Điện thoại: 04-3698287. * Nhâm Thị Hồng Phương, Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư A&B Việt Nam - Số 45, phố Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: 0904919090 |
|
Vụ việc 2 khách du lịch Việt Nam vừa bị cảnh sát bắt giữ tại Zurich do ăn cắp trong cửa hàng vừa được một hướng dẫn viên chia sẻ trên Facebook.
Một hướng dẫn viên du lịch vừa chia sẻ trên Facebook việc 2 khách du lịch Việt Nam vừa bị cảnh sát bắt giữ tại Zurich do ăn cắp đồ trong một cửa hàng thời trang.
Theo tường thuật, vụ việc xảy ra khi anh đang đưa một đoàn khách gồm 29 người Việt tới du lịch ở Pháp và Thụy Sĩ trong tuần vừa rồi.
Nhâm Tiến Dũng - Nhâm Thị Hồng Phương (hoặc Phượng) đang tạo dáng trên tuyết tại Thụy Sỹ |
Chuyến đi diễn ra tốt đẹp cho đến ngày 15/7, hai thành viên trẻ trong đoàn bị bắt tại Zurich vì ăn cắp 3 chiếc kính mát hiệu Gucci và Louis Vuitton với trị giá khoảng 300 euro/chiếc.
Vé phạt của cảnh sát cho mổi người ăn cắp là 1000 Euro- Ảnh: Facebook Son Nguyen |
Sau khi nhận được tin nhắn của cảnh sát Zurich, HDV này và một nhân viên công ty đã đến giải quyết, do ngày hôm sau đoàn phải bay sớm về Hà Nội. Cảnh sát đã yêu cầu nộp phạt 2000 Franc Thụy Sĩ mới thả hai khách này.
Đây là địa chỉ cảnh sát nơi bắt Nhâm Tiến Dũng - Nhâm Thị Hồng Phương (hoặc Phượng) |
“Nghĩ mà xót xa. Tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi cũng là người Việt Nam trong chuyến đi này. Mặc dù còn vài tour đi các nước khác nữa nhưng tôi không muốn nhận tour nữa”, anh bày tỏ.
Hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ tại nước ngoài... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Vào tháng 3 vừa rồi cảnh sát đã bắt giữ 5 người Việt ăn cắp những món hàng hiệu với trị giá hàng trăm ngàn baht. Đầu tháng 4 cũng có một người bị Singapore tạm giữ vì trộm đồ siêu thị.
Nguyên văn bài đăng trên Facebook - Ảnh chụp màn hình |
Bình luận về câu chuyện của hướng dẫn viên này, một thành viên cho hay: “Tội nghiệp cho bạn HDV quá. Thôi đành 'mũi dại lái chịu đòn' vậy. Hy vọng sẽ không còn chuyện như vậy xảy ra trong những hành trình kế tiếp của bạn”.
Chia sẻ trên mạng xã hội, một thành viên có tên Trung Pham kể rằng, anh đã từng chứng kiến khách Việt ăn cắp tại Campuchia chỉ là một đôi dép bằng thủ đoạn tráo dép cũ và mang đôi dép mới trong siêu thị đi ra ngoài. Mặc dù bức xúc nhưng anh vẫn không thể làm được điều gì vì biết người đàn ông đó theo tour khác.
Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ. Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của một số người Việt.
Hồi đầu năm 2014, một nữ tiếp viên hàng không của Việt Nam cũng bị phía Nhật bắt giữ vì bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật.
Cách đây không lâu, báo chí Singapore cũng đã đưa tin về vụ nhóm mười khách du lịch quốc tịch Việt Nam chuyên móc túi khách đi mua sắm và ăn trộm hàng từ các siêu thị. Trong khi rà soát nơi ở của những người này, cảnh sát tìm thấy tới 60 điện thoại di động cùng máy nghe nhạc iPods và nhiều quần áo vẫn còn nguyên giá tiền.
Ba năm trở lại đây, cho dù gặp nhiều khó khăn, chỉ số tăng trưởng kinh tế không cao, nhưng số lượng người Việt đi du lịch nước ngoài mỗi năm một tăng.
Theo một hướng dẫn viên chuyên tour nước ngoài chia sẻ, du khách Việt hầu như đi du lịch theo cảm tính, ngẫu hứng, với quan niệm đơn giản du lịch là đi chơi, thư giãn, “đi cho biết người biết ta”, chính vì thế mà nhiều vụ việc xảy ra đã khiến những công ty du lịch gặp rắc rối. Điều mà nhiều hãng lữ hành nơm nớp lo khi đưa khách ra nước ngoài là tình trạng ăn cắp đồ và bỏ trốn.
Thùy Trâm
Tổng hợp on the Net
0 Comments:
Post a Comment