TPP có ý nghĩa như thế nào đối với Đông Nam Á?

     
Đại diện thương mại phát biểu tại một cuộc họp báo vào cuối các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) họp tại Sydney, ngày 27 Tháng 10 năm 2014 (Jason Reed / Reuters).
Các nền kinh tế của bốn quốc gia Brunei, Singapore, Việt Nam và Malaysia cực kỳ đa dạng, do đó lợi ích cũng như quan điểm khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là rất khác nhau.

Với việc bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ ngày 23/6 cho phép Tổng thống Obama có quyền đàm phán nhanh về các thỏa thuận thương mại, Tổng thống Mỹ có thể có khả năng giúp kết thúc cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ vào cuối năm nay. Với thẩm quyền đàm phán nhanh, Mỹ sẽ tập trung giải quyết các rào cản song phương còn tồn tại với Nhật Bản, chìa khóa để hướng tới TPP.

Bốn quốc gia Đông Nam Á, Brunei, Singapore, Việt Nam và Malaysia, hiện đang đàm phán để trở thành một phần của TPP. Philippines đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia các cuộc đàm phán. Singapore và Brunei là hai trong số những nhà sáng lập ra tiền thân của TPP, rất lâu trước khi Hiệp định này được mở rộng và Mỹ đã quyết định tham gia đàm phán. Việt Nam cũng đã quyết định tham gia đàm phán TPP rất sớm. Các nền kinh tế của bốn quốc gia này cực kỳ đa dạng. Không giống như một thỏa thuận tự do thương mại tiềm năng giữa Mỹ và các nước ở Châu Âu, TPP bao gồm cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, quốc gia có GDP bình quân đầu người dưới 2.000 USD.

Đối với Singapore và Brunei, gia nhập các cuộc đàm phán TPP không có khó khăn gì. Đây là những quốc gia có thị trường nội địa quá nhỏ bé, sản xuất nông nghiệp không đáng kể và là những nền kinh tế có độ mở lớn. Đặc biệt, Singapore là một trong những nền kinh tế trên thế giới phụ thuộc nhiều nhất vào thương mại quốc tế. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, nền kinh tế Singapore đã phải hứng chịu một trong những sự suy giảm tồi tệ nhất trong số các quốc gia phát triển, mặc dù cuối cùng nó cũng tăng trở lại. Và mặc dù dân Singapore trong những năm gần đây có vẻ hoài nghi hơn về tỷ lệ nhập cư cao, song hầu hết người Singapore đều hiểu rằng đất nước này phụ thuộc vào thương mại và hầu như không có lời lẽ phản đối thương mại tại Singapore.

Tuy nhiên, do Singapore đã mở cửa đến vậy, luôn đi đầu trong các thỏa thuận thương mại song phương và khu vực Châu Á, nên nó sẽ được lợi từ TPP ít hơn so với một nền kinh tế tương đối đóng như Việt Nam. Trên thực tế, theo một số nhà phân tích, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​thỏa thuận này so với bất kỳ quốc gia nào hiện đang tham gia vào các cuộc đàm phán. Việt Nam sẽ được miễn thuế vào các thị trường Mỹ và Nhật đối với các mặt hàng gạo, thủy sản, dệt may và hàng chế tạo đơn giản.

Các quan chức và học giả Việt Nam cũng tin rằng các thành viên cấp tiến hơn trong ban lãnh đạo ở Hà Nội coi TPP như một cách để buộc thu hẹp các doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn thua lỗ và để mở cửa các bộ phận của nền kinh tế Việt Nam. Hà Nội đã sử dụng việc gia nhập WTO theo một cách tương tự để giúp thúc đẩy cải cách kinh tế. Mặc dù Việt Nam đã hồi phục sau suy thoái tăng trưởng bắt đầu vào cuối những năm 2000, song nó đã không trở lại được tốc độ tăng trưởng cao như đã đạt được vào đầu những năm 2000 và các doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh vẫn là một lực cản lớn đối với nền kinh tế.

Mong muốn các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam là phải được bảo tồn như những nhà đại diện cho quốc gia không nhiều như của các nhà lãnh đạo dư luận Trung Quốc. Các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, trừ một vài trường hợp ngoại lệ, đều không phải là những tập đoàn khổng lồ toàn cầu như các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Trung Quốc. Ngoài ra, một khảo sát dư luận Việt Nam gần đây do Pew thực hiện cho thấy dân chúng Việt Nam nhìn nhận về TPP thuận lợi hơn so với người dân ở bất kỳ quốc gia nào khác đang đàm phán TPP, thuận lợi hơn nhiều so với người Mỹ khi nhìn nhận về TPP.

Trong bốn quốc gia Đông Nam Á tham gia TPP, các nhà lãnh đạo Malaysia phải đối mặt với những thử thách khó khăn nhất trong đàm phán TPP và sau đó trong việc thuyết phục dân chúng Malaysia chấp nhận nó. Chính phủ Malaysia đã thuyết phục về TPP với các thành viên của liên minh cầm quyền, và những người ủng hộ Malay bảo thủ, một phần bằng cách liên tục đảm bảo với họ rằng Chính phủ về cơ bản chắc chắn sẽ bảo vệ một số doanh nghiệp nhà nước và các chương trình hỗ trợ người dân tộc Malaysia, ngay cả khi các biện pháp bảo vệ này vi phạm các chuẩn mực và quy tắc của một thỏa thuận thương mại tự do. Với liên minh cầm quyền đã giành chiến thắng tương đối sát sao trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013, và bây giờ đang tan rã trong một cuộc chiến công khai giữa Thủ tướng Najib tun Razak tun và cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad, sẽ rất khó khăn cho các nhà đàm phán của Malaysia trở về từ các cuộc đàm phán TPP mà không giữ được các biện pháp bảo vệ này, điều mà họ khó có khả năng đạt được.

May cho Thủ tướng Najib, phe đối lập cũng đang trong tình trạng hỗn loạn, liên minh nặng nề của nó bị chia rẽ ở cấp liên bang về những sự khác biệt xung quanh các vấn đề tôn giáo và xã hội. Tuy nhiên, phe đối lập và các phương tiện truyền thông trực tuyến của Malaysia, đã đặt ra những câu hỏi về việc liệu Malaysia đã thực hiện một phân tích toàn diện về lợi và hại của thỏa thuận trước khi tham gia đàm phán TPP hay chưa. Vì vậy, ngoài việc một nhóm người Malaysia bảo thủ hoài nghi về TPP vì lo ngại nó sẽ gây nguy hiểm cho các chính sách kinh tế ưu tiên cho người gốc Malaysia, thỏa thuận này có thể còn không nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của, những người Malaysia cấp tiến ở các đô thị, thành trì của phe đối lập. Theo một cuộc thăm dò của Pew, một tỷ lệ lớn người Malaysia chỉ đơn giản nói rằng họ không hiểu biết đầy đủ về TPP để đưa ra quan điểm, còn tỷ lệ % người Malaysia thấy TPP có lợi cũng thấp hơn so với hầu hết các quốc gia TPP khác.
     
Trade representatives speak at a news conference at the end of the Trans Pacific Partnership (TPP) meeting in Sydney, October 27, 2014 (Jason Reed/Reuters).
With Tuesday’s vote in the U.S. Senate to give President Obama fast track negotiating authority on trade deals, the president is likely to be able to help complete the Trans-Pacific Partnership (TPP), with the United States in the deal, by the end of the year. With fast track authority completed, the United States will be positioned to resolve remaining bilateral hurdles with Japan, the key to moving forward with the TPP.

Four Southeast Asian nations—Brunei, Singapore, Vietnam, and Malaysia—currently are negotiating to be part of the TPP. (The Philippines has expressed interest in joining the negotiations.) Singapore and Brunei were two of the founders of the predecessor to the TPP, long before the agreement was enlarged and the United States decided to join negotiations, and Vietnam decided to participate in TPP negotiations very early on. These four countries’ economies are extremely varied. Unlike a potential free trade deal involving the United States and countries in Europe, the TPP contains both developed and developing nations, including Vietnam, which has a GDP per capita of less than US$2,000.

For Singapore and Brunei, joining the TPP negotiations was a no-brainer. These are countries with miniscule domestic markets, no significant agricultural sectors, and highly open economies. Singapore in particular is one of the most trade-dependent economies in the world; when the 2008-9 global financial crisis hit, Singapore’s economy suffered one of the worst contractions of any developed nation, though it eventually bounced back. And although the Singaporean population has in recent years become more skeptical of high immigration into the city-state, most Singaporeans understand that the city is dependent on trade, and there is little antitrade rhetoric in Singapore.

Yet because Singapore is already so open, having been at the forefront of regional and bilateral Asian trade deals, it has less to gain from the TPP than a more closed economy like Vietnam. In fact, according to some analyses, Vietnam would benefit the most from the deal of any of the countries currently involved in negotiations. Vietnam would gain tariff-free access to U.S. and Japanese markets for its rice, seafood, textiles, and low-end manufactured goods.

Vietnamese officials and academics also are convinced that more liberal members of the leadership in Hanoi see the TPP as a way to force the reduction of loss-making state enterprises and to open sectors of the Vietnamese economy. Hanoi used WTO accession in a similar fashion, to help push forward economic reforms. Although Vietnam has recovered from the slowdown in growth that began in the late 2000s, it has not returned to the same turbocharged growth rates it posted in the early 2000s, and bloated state enterprises remain a major drag on the economy.

Because Vietnam is run by a highly repressive regime, it is very difficult to gauge public sentiment on any important issue. However, from anecdotal conversations with Vietnamese opinion leaders, there seems to be less of the sentiment that state enterprises must be preserved as national champions than exists among Chinese opinion leaders; Vietnam’s state companies, with a few exceptions, are not global giants like China’s biggest state firms. In addition, a recent Pew poll of Vietnamese suggests that the Vietnamese population views the TPP more favorably than people in any other country negotiating the deal—far more favorably than Americans view the TPP.

Malaysian leaders, of all the four Southeast Asian nations, face the toughest test in negotiating the TPP and then convincing the Malaysian public to accept it. Vietnam is an authoritarian regime, as is tiny Brunei; in Singapore there is significant public support for trade. But Malaysia is a hybrid regime, and the Malaysian government has sold TPP to members of the ruling coalition—and conservative Malay supporters—in part by repeatedly assuring them that the government will essentially protect certain state enterprises and programs to support ethnic Malays, even if these protections violate the norms and rules of a free trade deal. With the ruling coalition having gained a relatively narrow victory in the 2013 elections, and now splintering amidst a public fight between Prime Minister Najib tun Razak and former Prime Minister Mahathir Mohamad, it will be very difficult for Malaysian negotiators to return from TPP talks without securing these protections—which they are unlikely to obtain.

Fortunately for Najib, the opposition also is in disarray, its unwieldy coalition split apart at the federal level over differences around religious and social issues. However, the opposition, and Malaysia’s vibrant online media, has raised questions about whether Malaysia has done a comprehensive cost-benefit analysis of the deal before joining TPP negotiations. So, in addition to a group of conservative Malays skeptical of the TPP because of fears it will endanger pro-Malay affirmative action policies, the agreement may not have strong support among urban, liberal Malaysians—the bastion of the opposition. In the Pew poll, a large percentage of Malaysians simply said they did not know enough about the TPP to have an opinion, but the percentage of Malaysians who viewed the TPP favorably also was lower than in most other TPP nations. Perhaps unsurprisingly, Prime Minister Najib, fighting for his political life, has gone from voicing staunch support for the TPP to announcing that the government’s trade negotiators will only accept a deal “on our terms.”

Joshua Kurlantzick
Trần Quang (gt)
Nghiên Cứu Biển Đông
Nguồn: What Will the TPP Mean for Southeast Asia? - Joshua Kurlantzick | Council On Foreign Relations
Share on Google Plus

Diễn đàn Facebook

0 Comments:

Post a Comment