Tuy không dâm ô, cũng không dùng ngôn ngữ tục tĩu, nhưng phải đến 8 năm sau khi kịch bản ra đời, nó mới được dàn dựng. Vở kịch mở màn ở London năm 1902 trong một nhà hát nhỏ, giới hạn người xem. Buổi biểu diễn tiếp theo ở New York năm 1905 thì bị cảnh sát vào lục soát.
Tuần này, Tổ chức Ân xá Quốc tế thông báo rằng họ sẽ bắt đầu vận động phi hình sự hóa hành vi mại dâm – một quan điểm được Shaw tán thành. Nhưng những tranh cãi xung quanh quyết định đó cho thấy dư luận về vấn đề này vẫn chưa thay đổi đáng kể trong thế kỷ qua. Đây là lúc chúng ta cần xem xét lại.
Chắc chắn là có nhiều tệ nạn gắn liền với mại dâm ngày nay, cũng giống như ở thời của Shaw (đầu thế kỷ 20). HIV/AIDS chưa phải là mối đe dọa, nhưng bệnh giang mai thì không thể chữa khỏi và thường dẫn đến biến chứng, bệnh điên, hoặc cái chết. Hồi đó, cũng như bây giờ, rất nhiều người tham gia mại dâm đã trở thành nạn nhân của bạo lực, bị ép bán thân, hoặc bị ngăn cấm giải nghệ.
Tuy nhiên, chỉ đơn thuần lưu ý đến các tệ nạn liên quan đến mại dâm là chưa đủ. Phản ứng thích hợp phải là tìm những phương cách tốt nhất để giảm thiểu chúng.
Chưa có nỗ lực nào nhằm dập tắt “nghề lâu đời nhất trên thế giới” thành công trong việc loại bỏ nó hoàn toàn. Chế tài hình sự không chỉ không hiệu quả mà còn có thể phản tác dụng. Nỗi lo bị truy tố có thể khiến những người bị ép mại dâm hoặc nạn nhân của bạo lực không dám tìm kiếm sự giúp đỡ.
Ở nhiều quốc gia, phần lớn người hoạt động mại dâm là người nhập cư không có tư cách pháp lý, và do đó họ rất sợ các cơ quan thực thi pháp luật. Ở nhiều nơi, chính cảnh sát còn lợi dụng gái mại dâm, những người vì tình trạng nghề nghiệp tội phạm của mình mà rất dễ bị lạm dụng bởi công quyền.
Hơn nữa, bản chất ngầm của nghề mại dâm khiến người mại dâm gặp khó khăn khi đề nghị khách hàng sử dụng bao cao su để bảo vệ họ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Và khi mại dâm là bất hợp pháp, người mại dâm sẽ rất khó chuyển nghề, bởi vì lý lịch tư pháp sẽ ngăn cản họ kiếm được việc làm mới.
Một cách tiếp cận khác, được một số nhà phê bình của Tổ chức Ân xá Quốc tế ủng hộ, được gọi là “Mô hình Bắc Âu,” đã được áp dụng ở Thụy Điển và một số nước khác. Theo mô hình này, hành vi mua dâm là tội phạm, nhưng bản thân người cung cấp dịch vụ tình dục lại được coi là nạn nhân – và do đó sẽ không bị truy tố hình sự.
Dù có vẻ hấp dẫn, Mô hình Bắc Âu vẫn còn nhiều lỗ hổng. Chừng nào một trong các bên tham gia giao dịch tình dục còn bị coi là người phạm tội thì mại dâm vẫn còn bản chất ngầm của nó. Người mại dâm muốn tiếp tục hành nghề sẽ không sẵn sàng làm chứng chống lại khách hàng của họ. Kết quả là, họ phải bị cưỡng chế, nhưng đó cũng là một hình thức lạm dụng. Hơn nữa, dưới Mô hình Bắc Âu, những khách hàng bị người mại dâm và chủ chứa cướp tài sản thường không dám trình báo cơ quan pháp luật.
Mô hình Bắc Âu cũng không thực sự là một cách tiếp cận mới. Năm 1979, Ed Koch, Thị trưởng lúc đó của Thành phố New York, đã đọc tên những người bị bắt vì tội mua dâm và môi giới mại dâm trên đài phát thanh công cộng, trừng phạt họ nặng hơn bằng cách sỉ nhục công khai.
Chính Shaw cũng phản đối những nỗ lực trừng phạt người mua dâm; trong lời tựa Nghề của bà Warren mà ông viết nhiều năm sau khi vở kịch lần đầu ra mắt, ông chế giễu Nghị viện Anh vì đã ban hành một đạo luật quy định rằng “người đàn ông nào làm chủ chứa và bắt nạt người mại dâm sẽ bị phạt roi.” Nhà viết kịch thậm chí còn cho rằng điều này sẽ “có tác động khuyến khích những kẻ biến thái tính dục thích thú với việc bị phạt roi.” Dù sao đi nữa, cũng không có bằng chứng nào cho thấy những biện pháp này có tác động lên ngành thương mại tình dục.
Việc ngăn cấm người đã đủ năng lực hành vi dân sự sử dụng rượu hoặc ma túy đã được chứng minh là có tác dụng ngược. Đưa những vấn đề như vậy ra ánh sáng khuyến khích sự phát triển của các biện pháp giảm thiểu các tệ nạn có liên quan. Điều này cũng đúng với tình dục trao đổi.[1]
Trọng tâm của chính sách công liên quan đến mại dâm phải là ngăn chặn bạo lực và cưỡng ép, cũng như ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm – đó chính xác là những gì mà Tổ chức Ân xá Quốc tế đang đề nghị. Shaw, người tin rằng phụ nữ cũng như nam giới có thể tự do tham gia vào các giao dịch tình dục mà không gây tổn hại cho người khác, chắc chắn sẽ tán thành những đề nghị này.
Aryeh Neier, Chủ tịch Danh dự của Quỹ Xã hội Mở (Open Society Foundations), người đồng sáng lập Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), là tác giả cuốn sách có nhan đề The International Human Rights Movement: A History.
The play is not salacious, and it contains no coarse language, but it was nonetheless eight years before it could be staged. Its opening in London in 1902 was staged in a small theater “club,” ostensibly limited to members. Its performance in New York in 1905 was raided by the police.
This week, Amnesty International announced that it had decided to begin advocating for the decriminalization of prostitution – a position espoused by Shaw. But the ensuing controversy surrounding the decision suggests that public opinion on the issue has not shifted greatly over the past century. It is time we reconsider.
To be sure, there are many evils connected to prostitution today, just as there were in Shaw’s time. HIV/AIDS was not a threat, but syphilis was incurable and often led to disfigurement, madness, and death. Then, as now, many who took part in prostitution became victims of violence, were coerced into the trade, or were prevented from escaping it.
It is not enough, however, simply to note the evils associated with prostitution. The proper response must be to try to find the best ways to mitigate them.
None of the many efforts to stamp out “the world’s oldest profession” has succeeded in eliminating it entirely. Not only are criminal penalties apparently ineffective; they can be counterproductive. Fear of prosecution may discourage those coerced into prostitution or victimized by violence from seeking assistance.
In many countries, a large number of prostitutes are immigrants without legal status, and thus are especially fearful of law enforcement authorities. In many places, the police themselves exploit prostitutes, who, because of their profession’s criminal status, are particularly vulnerable to official abuse.
Moreover, the underground nature of prostitution can make it difficult for sex workers to insist that their clients wear condoms to protect them from sexually transmitted diseases. And when prostitution is illegal, its practitioners may struggle to move on from the profession, because criminal records prevent them from obtaining other forms of employment.
An alternative approach, favored by some of Amnesty’s critics, is the so-called “Nordic model,” adopted in Sweden and a few other countries. According to this model, seeking the services of a prostitute is a crime, but the sellers of sexual services are considered to be victims – and thus are not subject to criminal prosecution.
As attractive as the Nordic model may seem, it, too, has its faults. As long as one of the parties to a sexual transaction is considered to be a criminal, prostitution will retain its underground character. Prostitutes who want to remain in the trade will not willingly testify against their clients. As a result, they have to be coerced, which leads to its own set of abuses. Furthermore, under the Nordic model, clients who are robbed by prostitutes and their pimps fear to seek assistance from law enforcement.
Nor is the Nordic model truly a new approach. In 1979, then-New York City Mayor Ed Koch took to public radio to read out the names of “Johns” arrested for patronizing prostitutes, heightening their punishment by public shaming.
Shaw himself took issue with efforts to punish buyers of sex; in a preface to Mrs. Warren’s Profession that Shaw wrote many years after it was first performed, he mocked the British parliament for enacting legislation that “prostitutes’ male bullies and parasites should be flogged.” The dramatist even suggested that this had the “effect of stimulating the perverted sexuality which delights in flogging.” In any case, there is no evidence that these measures had any effect on the sex trade.
Prohibition has proved harmful when applied to consenting adults’ use of liquor or drugs. Bringing such practices out of the shadows encourages the development of measures that mitigate its associated evils. The same is true of transactional sex.
The focus of public policy regarding prostitution should be to prevent violence and coercion, as well as to stop the spread of infectious diseases – which is exactly what Amnesty is recommending. There is little doubt that Shaw, who was convinced that women and men alike should be free to engage in commercial transactions that do not harm others, would have approved.
Aryeh Neier | Project Syndicate
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng,
Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Theo Nghiên Cứu Quốc Tế
[1] Khác với mại dâm, tình dục trao đổi (transactional sex) là mối quan hệ tình dục mà trong đó một bên nhận được các lợi ích vật chất và phi vật chất khác mà không nhất thiết phải là tiền mặt – NHĐ. - See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150824/aryeh-neier-quan-ly-mai-dam-bai-toan-lau-doi-cua-chinh-sach-cong#sthash.nH2J9TIM.dpuf
Nguồn: Aryeh Neier, “The World’s Oldest Public Policy Puzzle,” Project Syndicate, 14/08/2015.
0 Comments:
Post a Comment