David T. Jones - Đàm phán hiệp định TPP giai đoạn cuối: đầy chông gai và chật vật

     
Trong ảnh: Tổng thống Obama (giữa) và các lãnh đạo các nước thuộc hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Hội nghị cấp cao về Hợp tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại Hononulu, Hawaii, ngày 12 tháng 11 năm 2011. Từ trái qua phải, Thủ tướng Australia Julia Gillard, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Chile Sebastian Pinera, Tổng thống Peru Ollanta Humala, Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Phó thủ tướng New Zealand Bill English. (Saul Loeb/AFP/Getty Images)

Chúng ta ai cũng đều ủng hộ hoạt động thương mại miễn là nó rõ ràng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Ở kỷ nguyên khi chủ nghĩa trọng thương còn phổ biến và nó dựa trên hoạt động tích trữ vàng bạc trong ngân khố quốc gia thì “thương mại” chỉ đơn giản là quá trình mà lực lượng quân đội và hải quân của nước thực dân đi tìm kiếm các loại khoáng sản và nguyên liệu quý hiếm sau đó tiến hành khai thác chúng từ các nước thuộc địa thông qua hình thức cưỡng ép và bạo lực.

Rõ ràng là thời đó hoạt động thương mại mang bản chất là hoạt động khai thác, bóc lột. Thời thực dân Mỹ, họ trao đổi rượu whiskey và rượu rum được sản xuất từ đường mía tại vùng Tây Ấn để đổi lấy nô lệ từ Châu Phi.

Hay trong công cuộc tìm kiếm hàng hoá để trao đổi thương mại cho sản phẩm trà từ Trung Quốc, một thứ mà sau này đã trở thành thức uống phổ biến của nước Anh, người Anh đã thu được món lời béo bở thông qua hoạt động buôn bán thuốc phiện với Trung Quốc trong khi họ có thể dễ dàng lấy thuốc phiện từ Ấn Độ. Thuốc phiện lúc đó rẻ hơn nhiều so với việc phải trả bằng bạc và nó đã tạo ra một thị trường không có giới hạn cho vô số người nghiện thuốc phiện ở Trung Quốc. Khi Trung Quốc có ý phản đối, rằng thuốc phiện đang huỷ hoại người dân của họ, thực dân Anh đã ép buộc Trung Quốc phải tiếp tục chấp nhận hoạt động buôn bán thuốc phiện bằng hai “Cuộc Chiến Tranh Nha Phiến”, hai cuộc chiến tranh này đã mãi mãi làm rạn nứt quan hệ của hai nước.

  Những thoả thuận thương mại cụ thể kia có thể làm lợi cho một số nhóm người trong khi lại gây bất lợi cho những nhóm khác.
Ngày nay hoạt động thương mại hiện đại trở nên văn minh hơn nhiều. Người ta nhấn mạnh rằng hoạt động thương mại phải làm cho hai bên hoặc tất cả các bên cùng hưởng lợi, nếu không phải là lợi ích trước mắt một cách bình đẳng thì phải là lợi ích về lâu dài. Tuy thế những người lớn tuổi cho rằng: “Về lâu dài thì tất cả chúng ta đều đã chết rồi”, ý nói hưởng lợi một cách bình đẳng trong hoạt động thương mại có lẽ là một quá trình còn xa vời.

Ở một khía cạnh khác, rất có thể những thoả thuận thương mại cụ thể có thể làm lợi cho một số nhóm người trong khi lại gây bất lợi cho các nhóm khác. Một người công nhân dệt may 50 tuổi bị mất việc có lẽ cũng được an ủi phần nào khi biết rằng mọi người ở đất nước đó có thể mua được chiếc áo sơ mi với giá rẻ hơn là 1 đô la. Về mặt nào đó mà nói quỹ dành cho hoạt động đào tạo lại và/hoặc bồi thường cho những người công nhân như vậy không bao giờ đáp ứng được nhu cầu về tài chính hay nhu cầu kinh tế xã hội của họ được.

Do đó, sau sự ra đời của Hiệp Định Khu Vực Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) bao gồm cả Mexico vào năm 1994 là sự ra đời của Hiệp Định Khu vực Thương Mại Tự Do (FTA) giữa Mỹ và Canada mà người ta vẫn còn bất mãn sâu sắc về thực tiễn thực hiện của nó. Cách nói bóng gió rằng “Bầu trời đang sụp đổ” (câu nói bắt nguồn từ Đảng Cánh Tả của Canada vẫn được các hiệp đoàn doanh nghiệp Mỹ nhắc đi nhắc lại) vẫn khiến cho người ta phải bật cười 20 năm sau đó.

Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Và giờ chúng ta cùng nói về Hiệp định TPP – đây là hiệp định thương mại được đề xuất cho một số nước thuộc vành đai Thái Bình Dương, những nước đang muốn hạ thấp các rào cản thương mại như các loại thuế quan cũng như thiết lập một khuôn khổ chung cho quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng tiêu chuẩn cho luật lao động và luật môi trường, thành lập cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với chính phủ. Mục tiêu được công bố của hiệp định là để “tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư giữa các nước đối tác TPP với nhau, thúc đẩy đổi mới, phát triển và tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ việc tạo và duy trì việc làm”.

  Thất bại trong vòng đàm phán tháng 7 ở Hawaii có khả năng sẽ dập tắt hy vọng cho việc ký kết được Hiệp định này trong tương lai gần.
Một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Brookings cho biết các nước khu vực Thái Bình Dương đóng góp 60% cho tổng số GDP toàn cầu, chiếm 50% lượng mậu dịch quốc tế và là khu vực có tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Năm 2012 viện nghiên cứu này đã ước tính vào năm 2015 hiệp định TPP sẽ tạo ra lợi nhuận kinh tế là 5 tỉ USD cho Mỹ và con số này sẽ là 14 tỉ USD vào năm 2025. Ngoài ra, theo tờ Thời báo New York, “những người thu lợi từ TPP sẽ là nền nông nghiệp của Mỹ cùng với các công ty về công nghệ và dược phẩm, các hãng bảo hiểm và nhiều công ty sản xuất lớn khác”, những ngành nghề, doanh nghiệp này sẽ có thể mở rộng mặt hàng xuất khẩu của họ sang các nước tham gia hiệp định TPP khác.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa nói trước được điều gì.

Hiệp định này ban đầu vào năm 2006 chỉ bao gồm bốn nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore, sau đó một số nước quan tâm đã tham gia thêm cho đến trước năm 2013 thì lên đến 12 nước trong đó bao gồm: Mỹ, Canada, Mexico và Nhật Bản. Tuy nhiên đáng chú ý là hiệp định này không có sự có mặt của Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ.

Việc hối thúc những nước này đạt được thỏa thuận cùng nhau tham gia đầy đủ vào các quy định quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết các vấn đề về nông nghiệp và môi trường đã làm cho việc ký kết hiệp định bị trì hoãn hết lần này đến lần khác.

Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương công bố mục tiêu sẽ ký kết hiệp định này vào tháng 12 năm 2013 nhưng thời hạn này đã trôi qua gần như không ai biết. Cho đến nay đã có 19 “vòng” đàm phán chính thức và hơn 20 cuộc gặp ở cấp thấp hơn để thảo luận về hiệp định này, cuộc đàm phán gần đây nhất diễn ra vào tháng 7 ở Haiwaii.

Tính đến năm 2012, các nhà đàm phán của Mỹ đã theo đuổi dự định thành lập ra cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ mà người ta còn gọi là toà án cho doanh nghiệp, thông qua toà án này người ta có thể “nhằm vào các luật liên quan đến lợi ích công cộng trong nước”. Cơ chế giải quyết tranh chấp này là một điều khoản thường thấy trong các thoả thuận thương mại và đầu tư quốc tế, nó cho phép một nhà đầu tư được quyền tự quyết khởi kiện chính phủ nước ngoài nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Tuy nhiên cơ chế này vẫn còn đang gây tranh cãi vì nó có liên quan đến khía cạnh chủ quyền một quốc gia.

Thất bại trong vòng đàm phán tháng 7 ở Hawaii có khả năng sẽ dập tắt hy vọng cho việc ký kết được Hiệp định này trong tương lai gần. Sự trì hoãn này sẽ là cái thở phào nhẹ nhõm cho chính phủ của Thủ tướng Canada do ông Harper lãnh đạo và cũng là người sẽ tham gia vận động tranh cử vào ngày 19 tháng 10 này, tuy nhiên nó lại làm cho chính phủ Mỹ cảm thấy không mấy dễ chịu.

Tổng thống Obama muốn hiệp định TPP được ký kết để có thể đánh lạc hướng dư luận khỏi vụ ồn ào không dứt xoay quanh thoả thuận nhà máy hạt nhân đầy tranh cãi ở Iran. Cũng như với trường hợp hiệp định NAFTA, hiệp định TPP có được ký kết hay không là phụ thuộc vào sự thông qua của các Nghị sĩ Đảng Cộng Hoà, đây cũng là những người sẽ sẵn sàng hành động để chấm dứt thoả thuận hạt nhân Iran. Thật trớ trêu rằng trên thực tế một nhân tố quan trọng có vai trò quyết định như vậy của di sản chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền ông Obama lại chủ yếu nằm trong tay của Đảng Cộng Hoà đối lập.

Có lẽ ông Obama ở những ngày cuối nhiệm kỳ vẫn sẽ phải cố gắng để sao cho được lòng mọi người.

David T. Jones là một quan chức cấp cao trong bộ phận sự nghiệp dịch vụ đối ngoại thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ, ông đã nghỉ hưu. Ông đã xuất bản vài trăm cuốn sách, bài báo, bài viết và bài bình luận về các vấn đề đối ngoại song phương Mỹ-Canada và chính sách ngoại giao nói chung. Trong suốt sự nghiệp hơn 30 năm của mình ông tập trung vào các vấn đề chính trị-quân sự với vai trò cố vấn cho hai Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ. Gần đây ông đã xuất bản cuốn sách “Một Bắc Mỹ khác: Canada và Mỹ học hỏi được gì từ nhau” (Alternative North Americas: What Canada and the United States Can Learn from Each Other).
     
President Barack Obama (C) and Trans-Pacific Partnership leaders at the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Summit in Honolulu, Hawaii, on Nov. 12, 2011. (L-R) Australian Prime Minister Julia Gillard, Singapore Prime Minister Lee Hsien Loong, Vietnamese President Truong Tan Sang, Brunei's Sultan Hassanal Bolkiah, Obama, Chilean President Sebastián Piñera, Peruvian President Ollanta Humala, Malaysian Prime Minister Najib Razak and New Zealand Deputy Prime Minister Bill English. (Saul Loeb/AFP/Getty Images)

Everyone is in favor of trade—so long as it obviously benefits them. In the era of mercantilism economics, based on piling up gold and silver in national treasuries, “trade” was simply the process of colonial soldiers and sailors searching for precious minerals and spices and extracting them from natives by force and violence.

Or trade was obviously exploitative. In colonial America, whiskey/rum produced from sugar in the West Indies was traded for slaves from Africa.

Or in their search for a trade product with China to pay for tea which England had de facto made its national drink, the English battened upon opium, which was easily available in India. Opium was much cheaper than paying in species silver and created an open-ended market of addicts in China. When the Chinese demurred that opium was damaging their people, the British forced its continued acceptance through two “Opium Wars,” forever damaging their relations with China.

  Specific trade arrangements may well benefit some groups while disadvantaging others.
Modern trade is much more polite. The emphasis being that trade should benefit both/all trading partners, if not immediately equally, equally in the long run. Unfortunately, the old saw that “In the long run, we are all dead,” suggests getting equal payback for trade may be an extended process.

Or more likely, specific trade arrangements may well benefit some groups while disadvantaging others. It is little comfort to the 50-year-old textile worker who lost his job to know everyone in the country can get their shirts a dollar cheaper. Somehow the funds to retrain and/or compensate such workers never matches either their financial or their socioeconomic desires.

Hence, the intense bitterness over the implementation of the Free Trade Agreement (FTA) between the United States and Canada followed by the 1994 North American Free Trade Agreement (NAFTA) including Mexico. “Sky is falling” rhetoric (primarily from Canada’s left but echoed by U.S. unions) has proved risible over the succeeding 20 years.

Trans-Pacific Partnership

And now to the Trans-Pacific Partnership (TPP)—a proposed trade agreement between assorted Pacific Rim countries seeking to lower trade barriers such as tariffs—establish a common framework for intellectual property, enforce standards for labor and environmental law, and establish investor-state dispute settlement mechanisms. Officially, the goal of the agreement is to “enhance trade and investment among the TPP partner countries, to promote innovation, economic growth and development, and to support the creation and retention of jobs.”

  The failure of July’s round in Hawaii probably puts paid to hopes for near term agreement.
A Brookings expert noted Pacific countries generated 60 percent of global GDP, 50 percent of international trade, and is the world’s fastest growing region. Brookings estimated in 2012 that TPP would generate $5 billion in economic benefits for the United States in 2015 and $14 billion in 2025. Separately, according to the New York Times, “the clearest winners from TPP would be U.S. agriculture, along with technology and pharmaceutical companies, insurers, and many large manufacturers,” who could expand exports to other treaty signatories.

But there have been many slips twixt cup and lip.

Starting with a core four of Brunei, Chile, New Zealand, and Singapore in 2006, there was a steady addition of interested countries until there were a dozen, including by 2013, the United States, Canada, Mexico, and Japan. Prominently absent are South Korea, China, and India.

Herding these “cats” through the assorted “brambles” of intellectual property, agricultural subsidies, financial services, organized labor, and environmental concerns generated repeated delays.

A professed objective for agreement by the Asia-Pacific Economic Cooperation in December 2013 slid past almost unnoticed. To date there have been 19 formal “rounds” and over 20 lesser level meetings, most recently July in Hawaii.

As of 2012, U.S. negotiators were pursuing an investor-state dispute settlement mechanism, also known as corporate tribunals, which can be used to “attack domestic public interest laws.” This mechanism, a common provision in international trade and investment agreements, grants an investor the right to initiate dispute settlement proceedings against a foreign government in their own right under international law. It remains, however, highly controversial as intruding on national sovereignty.

The failure of July’s Hawaii round probably puts paid to hopes for near term agreement. This will be a relief to the government of Canadian Prime Minister Harper, who faces an election on Oct. 19. But the delay will be to the great irritation of the U.S. government.

President Obama wanted the TPP agreement to distract from the relentless clamor against the controversial Iran nuclear agreement. As was the case for NAFTA, any TPP depends on Republican senators for passage—the same senators poised to kill the Iran agreement. It is ironic that a key element of Obama’s domestic and foreign policy legacy depends on essentially hostile Republicans.

Perhaps Obama, even at a late date, will learn to play nice.

David T. Jones is a retired U.S. State Department senior foreign service career officer who has published several hundred books, articles, columns, and reviews on U.S.–Canadian bilateral issues and general foreign policy. During a career that spanned over 30 years, he concentrated on politico-military issues, serving as adviser for two Army chiefs of staff. He recently published “Alternative North Americas: What Canada and the United States Can Learn from Each Other.”

David T. Jones | The Epoch Times
Dịch giả: Jessica
Đại Kỷ Nguyên

Share on Google Plus

Diễn đàn Facebook

0 Comments:

Post a Comment