|
Vẫn ông nghị đầu đất Đỗ Văn Đương (VKS) là ĐBQH sống chết với việc cản trở một điều luật nhân bản, lấy mục tiêu phục vụ người dân. Với những phát ngôn nhảm để làm trái với trách nhiệm của một người đại diện cho dân, một kiểu lý sự cùn và cũng là một tiếp nối cho những phát phản cảm của ông đại biểu có nich name Đương "rau muống" này.
Nêu vụ việc thảm sát 6 người ở Bình Phước ra làm lý do không đưa Quyền Im Lặng vào Luât, vì làm bó tay cơ quan tố tụng như ông Nghị này đưa ra thì thấy thật ngô nghê quá. Tôi không hiểu là ông có thực sự nắm vững vấn để về luật Quyền Im Lặng này hay không, có hiểu cái qui đinh đó như thế nào không nữa.
Trở lại vụ thảm sát 6 người ở BP, tôi xin cho ông Tiến Sĩ Luật, Phó viện Kiểm Sát thuộc VKS TC, ĐBQH Đỗ Văn Đương vài kiến thức sơ đẳng sau :
Thứ 1, Trong mọi qui định để thành Luật đều có dự trù những khoản bất trắc ngoài dự kiến để cơ quan công quyền thực thi pháp luật làm việc cho đúng pháp luật và thành công việc cùa họ. Nhưng nếu nói về Luật thì kể cả không thành công cũng được, nhưng phải đúng pháp luật.
Thứ 1. Cơ quan CA trong vụ này đã làm đúng trong việc lấy cung tội phạm vì, đây là trường hợp khẩn cấp, và thuộc loại điều tra đấu tranh để phá án, mà nói văn vẻ ra là hợp tác điều tra chứ chưa phải là bắt giữ để hỏi cung mà phải nhất định có luật sư.
Thứ 2, là cho dù thủ phạm có viện dẫn Luật Im Lặng để từ chối cung khai, thì cơ quan CA cũng có đủ bằng chứng kết tội rồi, chứ không phải chỉ có mỗi lời khai nhận.
Thứ 3 thì luật QIL đang bàn chỉ là một thông lệ, hay nói một cách khác hơn là một thủ tục để người thực thi pháp luật không làm trái luật (nó giống với cảnh trong phim Mỹ khi cảnh sát bắt người thường đọc những câu kiểu như : anh có quyền giữ im lặng....là để cho người bị bắt biết quyền của họ, (quyền Miranda), tức là im lặng không nói khi không có luật sư. Nhưng khi có luật sư rồi thì phải...nói, chớ không cùn như ông đâu ông ĐB Đương à.
Thứ 4 thì cho dù như ông nói. tội phạm đó không khai nhận vì nại ra Quyền Im Lặng nên cứ ỳ ra không khai thì bó tay cơ quan pháp luật. Thì thưa ông, việc tội phạm khai hay không khai, cơ quan luật pháp có phá án được hay không thì đấy là việc của cơ quan pháp luật, chứ không phải là việc của người dân đâu mà ông hỏi cắc cớ. Thủ phạm dựa vào Quyền Im Lặng rồi im lặng, không khai để đi gây án nữa như ông nói, thì cơ quan thực thi pháp luật phải có trách nhiệm đi điều tra, phá án vì đó là trách nhiệm của họ. Họ được đào tạo, được trả lương và được trao quyền hạn để làm những việc như thế, chứ việc đó không phải là việc của người dân. Nên không thể vì những điều như thế mà lại đi hạn chế các quyền của người dân như thế.
Thứ 5 là cho dù những kẻ thủ ác ở Bình Phước có thoát khỏi pháp luật vì dựa vào luật QIL này như ông nói đi nữa, thì cũng phải chấp nhận. Vì như vậy sẽ có hàng ngàn hàng vạn trường hợp của các công dân khác thoát khỏi những bất công, khi được thực thi thi quyền im lặng ấy.
Cuối cùng thì ví dụ về vụ thảm sát ở Bình Phước của ông để không thông qua luật QIL thì cũng giống như đem 1 chuyện tai nạn xe hơi nào đó ra để đề nghị cấm hoàn toàn giao thông trên đường vậy.
Và nó cũng chứng tỏ sự ngớ ngẩn của ông khi đem chi tiết ra để bác bỏ cái tổng thể, đem sự kiện để bác bỏ bản chất. Và hoàn toàn không phải là ý kiến có là trách nhiệm của một vị đại biểu lập pháp. Ông nên nhớ là đang bàn về các quyền của người dân chứ không phải các quyền của cơ quan CA, hay VKS của ông.
Đừng có đá lộn chuồng...
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
Mai Tú Ân
Tác giả gửi tới VA News từ Sài Gòn, Việt Nam
Mai Tú Ân
Nhà văn Mai Tú Ân, tác giả của tập truyện ngắn : Chuyện Tình Trong Hang Én, và một số truyện ngắn khác, hiện đang sống tại Sài Gòn, Việt Nam.
0 Comments:
Post a Comment