Đinh Tấn Lực - Hỏi Trư

Phạm Văn Đồng ký công hàm dâng biển đảo năm 1958, lúc đó chế độ này còn hay mất?


Tin liên quan
» Xem tiếp
Hoàng Sa bị giặc chiếm năm 1974 mà cả Hà Nội vẫn ngửa tay nhận thêm súng đạn từ giặc, thì lúc đó chế độ này còn hay mất?

Trường Sa bị giặc chiếm năm 1988, khi bộ đội ta được lệnh không nổ súng để lấy thân làm bia sống, thì lúc đó chế độ này còn hay mất?

Một nửa thác Bản Giốc, cả ải Nam Quan, hàng trăm cây số vuông đất đai dọc biên giới, hàng chục ngàn cây số vuông biển trên vịnh Bắc Bộ... bị đánh đổi bằng những đêm Nhất Dạ Đế Vương của lãnh đạo trong suốt thập niên cuối của thế kỷ 20, thì lúc đó chế độ này còn hay mất?

Giặc liên tục công khai ra lệnh cấm biển hàng năm, năm này qua năm khác, và tha hồ bắn giết/ cướp tàu/cướp cá của ngư dân ta hàng chục năm nay, thì lúc đó chế độ này còn hay mất?

Giặc Tàu tùy tiện cắm dàn khoan HD-981 vào lãnh hải nước ta như ao nhà của nó, xong việc nhổ cọc bỏ đi, mà lãnh đạo ta chỉ dám phản đối bằng nước bọt suốt thời gian nó tha hồ “ngang ngược”, thì lúc đó chế độ này còn hay mất?

Chế độ này chưa từng dám nổ một viên đạn nào để giữ biển đảo, thậm chí, chưa từng dám điều tàu ra khơi bảo vệ ngư dân của ta, thì không thể đem chuyện mất đảo ra hù dọa nhân dân để bảo vệ chế độ.

Chính chế độ này hiến dâng biển đảo cho giặc Tàu, thì mọi người đều rõ như nhau là: Không cần chờ mất chế độ VN mới mất đảo.

Chỉ bọn giặc Tàu hoặc tay sai của chúng mới coi nhẹ chuyện VN mất biển đảo hoặc cương thổ nước nhà hơn là mọi thứ mất quyền mất lợi khác, trong mọi cách so sánh.

Chỉ bọn giặc Tàu hoặc tay sai của chúng mới khơi gợi và đặt nền móng ngu xuẩn/hèn hạ/nhục nhã cho nguyên tắc thần phục là: Thà mất biển đảo hơn mất chế độ.

Chỉ bọn giặc Tàu hoặc tay sai của chúng mới phun ra thứ lý luận đe nẹt nhân dân là: “Mất chế độ thì mất luôn biển đảo”.

Chỉ riêng bọn tay sai giặc Tàu mới nuốt trọng thứ lý luận đó như một đòn phản biện làn sóng phản đối chế độ sắp trải thảm đỏ rước giặc vào nhà trong tháng tới.

Lô gích thuận, như tấm gương phản ánh lòng dân, phải là và sắp thấy:

ĐỂ MẤT BIỂN ĐẢO THIÊNG LIÊNG THÌ SẼ KHÓ CÒN CÁI CHẾ ĐỘ ƯƠN HÈN Ô NHỤC NÀY! Nhớ lấy!

23/10/2015 – Tròn 147 năm Nhật Hoàng thay niên hiệu thành Minh Trị (Meiji - 明治時代).

Blogger Đinh Tấn Lực


Nguyễn Văn Tuấn - Nhất quán

Tờ soha.vn rất tinh ý vì đã tóm được cái thông điệp của vị tướng 4 sao này nên mới đặt tựa đề là “Mất chế độ thì biển đảo cũng mất” (1). Nhưng nhà báo hình như quên chữ đầu, vì nguyên văn vị tướng này nói là “Mất đảng, mất chế độ, thì biển đảo cũng mất”. Thấy ông kể công về bảo vệ đất nước làm tôi thấy… tâm tư quá.

Trước hết là tính chính xác. Ý ông nói là sự tồn tại của chế độ có mối liên hệ nhân quả đến sự toàn vẹn của đất nước, nhưng chứng cứ thực tế thì không phải vậy. Chúng ta đã mất chế độ đâu mà chúng ta đã mất Gạc Ma rồi đó. Hoàng Sa bây giờ là trong tay giặc rồi, còn Trường Sa thì chúng đang lăm le chiếm trọn. Đã mất chế độ đâu mà đất vùng biên giới phía Bắc đã mất về tay giặc. Chưa ai biết mất bao nhiêu, vì Nhà nước không chịu công bố cho dân chúng biết. Thật ra, từ ngày có mấy bác ấy lãnh đạo thì đất và biển của chúng ta càng ngày càng mất. Thành ra, mối liên hệ nhân quả giữa chế độ và sự toàn vẹn lãnh thổ là không có thật.

Ai cũng biết chế độ chỉ là tạm thời, dân tộc & đất nước mới là vĩnh cữu. Ấy thế mà ông này lại nói ngược lại! Từ cổ chí kim, có chế độ nào trường tồn đâu. Mặc dù các triều đại phong kiến tự xưng là “vạn tuế”, là “muôn năm”, nhưng có triều đại nào tồn tại muôn năm đâu. Đó là một chứng cứ mà cũng là một chân lí. Có dân tộc và đất nước rồi mới có đảng chứ, làm gì có chuyện ngược lại. Nếu tôi và các bạn lỡ lời thì chắc chẳng mấy người quan tâm, nhưng một người mang trọng trách bảo vệ đất nước mà vừa kể công vừa nói ngược lại sự thật thì quả là đáng ngại quá.

Thật ra, chuyện lính bảo vệ đất nước là nhiệm vụ đương nhiên (vì ăn lương của dân), cũng như bác sĩ thì chăm sóc sức khoẻ cho dân, hay thầy giáo nâng cao trình độ dân trí, hay người quét đường làm sạch đường phố, v.v. có gì đâu mà phải kể công?! Kể công cái nhiệm vụ đương nhiên có thể xem là một biểu hiện của sự thiếu tự tin hay chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Nhưng tôi cũng thấy ở bác 4 sao này một điểm sáng. Có người phong cho bác này là “lưỡng quốc tướng quân” rất hay. Tôi thì thấy bác ấy rất nhất quán, quan điểm trước sau như một, không thể lầm lẫn vào đâu, và như thế là một điểm đáng khen.

====

(1)http://soha.vn/xa-hoi/bo-truong-quoc-phong-mat-che-do-thi-bien-dao-cung-mat-20151022191449641.htm?mobile=true

Theo FB Nguyễn Văn Tuấn


Share on Google Plus

Diễn đàn Facebook

0 Comments:

Post a Comment