Dấu ấn tuần qua: Khi cựu Tổng thống buông lời khiếm nhã

Hôm thứ Sáu (7/9), cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phá vỡ một quy tắc lâu đời trong nền chính trị xứ cờ hoa: Các tổng thống tiền nhiệm không chỉ trích việc điều hành đất nước của đương kim tổng thống.

Cựu Tổng thống Barack Obama (Ảnh: Strategic Culture Foundation)

Trái lại, ông Obama đã nêu đích danh người kế nhiệm Donald Trump, và không kèm chức danh Tổng thống ở phía trước, một hành động bị các nhà quan sát chỉ trích là “khiếm nhã” và không tuân thủ lễ nghi chính trị.

Điều gì khiến ông Obama – một người luôn cố gắng tạo dựng cho mình một hình ảnh hào hoa, lịch thiệp – lại phá vỡ một lúc quá nhiều quy tắc cơ bản như vậy?

Những “lỗi sơ đẳng” này bị ông Obama phạm phải trong một bài phát biểu khi nhận một giải thưởng đạo đức ở Đại học Illinois – được xem là một sự kiện đánh dấu việc “tái xuất” chính trường của vị Tổng thống da màu đầu tiên.

Bỏ qua những quy tắc và lễ nghi, hãy xem ông Obama đã nói gì trong bài phát biểu gây tranh cãi ngày 7/9:

Tranh công với đương kim Tổng thống

Đầu tiên, ông Obama nhận tất cả những thành tựu kinh tế hiện có của nước Mỹ về mình, rằng ông xứng đáng được ghi nhận công lao cho “phép màu kinh tế” đang diễn ra dưới thời chính quyền Trump. “Khi bạn nghe nói nền kinh tế đang vận hành tốt như thế nào, hãy nhớ lại quá trình phục hồi này bắt đầu từ lúc nào”, ông nói. Đối với số lượng việc làm gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế, ông nói: “Những số công việc đó giống như trong năm 2015 và 2016”.

Ông Obama nói như vậy vì tốc độ tạo việc làm của nền kinh tế Mỹ gần giống nhau trong vài năm qua. Nhưng ông lại “quên” rằng nền kinh tế hiện nay còn tốt hơn ở nhiều mặt khác, bao gồm tốc độ tăng trưởng, tăng thu nhập hộ gia đình, và tăng cơ hội cho những người tầng lớp dưới. Còn nhớ, ông Obama đã từng chế nhạo cam kết của ông Trump rằng sẽ mang công việc sản xuất trở lại nước Mỹ. “Ông có cây đũa phép nào?”, ông Obama nói. Nay, ông Trump đã thực hiện được “phép màu” đó.

Tổng thống Donald Trump đến sân bay Greenbrier Valley ở Lewisburg để tham dự Hội nghị đảng viên Cộng hòa thuộc Hạ viện và Thượng viện năm 2018, tại White Sulphur Springs, W.Va., vào ngày 1 tháng 2 năm 2018. (Ảnh; Samira Bouaou / Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

Hơn nữa, khi Obama tự nhận công lao về mình trước sự phục hồi kinh tế, ông bỏ qua thực tế rằng đó là sự phục hồi chậm nhất trong thời kỳ hậu chiến (tăng trưởng kinh tế chỉ 2% mỗi năm; tăng trưởng tiền lương bị đình trệ; tầng lớp trung lưu co lại đáng kể), và phần lớn do chính sách của ông.

Và theo tờ Breitbart, sự phục hồi chỉ bắt đầu một cách nghiêm túc khi đảng Cộng hòa “tái chiếm” được Hạ viện vào năm 2010, và chấm dứt các biện pháp kích thích kinh tế tốn kém của Nhà Trắng, hay những quy định nặng nề hơn như Obamacare.

‘Lý thuyết cay đắng’

“Ông ta đang tận dụng sự thù oán mà các chính trị gia tích tụ trong nhiều năm”, ông Obama nói về ông Trump. Đây được xem là một phiên bản cập nhật “lý thuyết cay đắng” của chính ông Obama trong năm 2008, hoặc bình luận những người ủng hộ Trump là “đáng chê trách” của Hillary Clinton vào năm 2016. Ông xem phe đối lập với đảng Dân chủ là “oán giận và hận thù”. Ông bỏ qua sự thật rằng ông và đảng của ông đã chơi trò chia rẽ giai cấp – “1%” so với “99%” – trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, cùng với những sự chia rẽ khác, kể cả chủng tộc và sắc tộc.

Ông Trump đã đưa ra những lập luận kinh tế tương tự – dù đúng hay sai – kể từ những năm 1980. Nó không phải là một mưu đồ chính trị. Ông Trump tin những gì ông nói về các hiệp định thương mại tự do, về sự cần thiết phải bảo hộ và xây dựng lại nền sản xuất.

Hơn nữa, nhà bình luận Joel B. Pollak cho rằng dù ông Trump đã đưa ra nhiều lời chỉ trích chống lại Washington, chiến dịch của ông lại mang thông điệp lạc quan. Khẩu hiệu của ông trong năm 2016 là “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”; và vào năm 2020 là “Giữ cho nước Mỹ vĩ đại”. Không hề có yếu tố tiêu cực.

Obama làm thế giới an toàn hơn?

Trong bài phát biểu ngày 7/9, ông Obama tuyên bố đã làm cho thế giới an toàn hơn. Ông đã đúng khi nói rằng chính quyền của mình đã tiêu diệt Osama bin Laden, nhưng ông cũng bị đỗ lỗi đã góp phần cho sự nổi lên của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS), theo ông Pollak. Ông Obama cũng tuyên bố ông đã “buộc Iran phải ngừng chương trình hạt nhân của mình”, nhưng thực tế thì đó chỉ là thỏa thuận 10 năm, tạo điều kiện cho Tehran tích tụ tài lực để phát triển vũ khí mạnh mẽ hơn và tiếp tục lan truyền khủng bố. Ông Obama cũng hầu như không làm gì để ngăn chặn Bắc Triều Tiên phát triển hạt nhân và tên lửa. Trung Quốc ra sức cải tạo phi pháp các đảo tranh chấp ở Biển Đông dưới thời Obama cầm quyền, đặc biệt trong những năm 2012-2015 khi ông ngăn cấm hải quân Mỹ thực hiện tự do hàng hải tại khu vực.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được nhìn nhận là người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc hơn người tiền nhiệm Barack Obama (Ảnh: Jim Lo Scalzo – Pool/Getty Images/Olivier Douliery-Pool/Getty Images)

Vì vậy, ông Pollak cho rằng bằng nhiều cách, chính quyền Obama đã để lại cho chúng ta một thế giới nguy hiểm hơn.

Phần lố bịch nhất của vòng tròn chính sách đối ngoại Obama, theo Breitbart, là việc ông cố tình “quên” rằng chính quyền của ông đã nghiêng rất nhiều về phía Nga. Ông từng nói với ông Putin: “Họ đang phá hoại liên minh của chúng ta. Chuyện gì đã xảy ra với đảng Cộng hòa?”, ông nói. Ông đã quên chính sách “Khởi động lại với Nga”: hủy bỏ việc phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu, vội vàng loại bỏ vũ khí hạt nhân của Mỹ, rút ​​lui khỏi Syria… Chính quyền của ông cũng bị cáo buộc đã tạo điều kiện để Nga có thể mua Uranium One – công ty cung cấp tới 20% quặng Uranium cho nước Mỹ.

Ai ‘phân biệt chủng tộc’?

Ông Obama cáo buộc Trump chia rẽ người Mỹ bằng chủng tộc, và những người cực đoan. “Chúng ta chắc chắn phải đứng lên rõ ràng và dứt khoát với những người đồng cảm Đức Quốc xã”, ông nói, ám chỉ đến các sự kiện ở Charlottesville, Virginia, năm ngoái khi ông Trump bị vu oan rằng đã nói phát xít mới là “người tốt”.

Ông Obama hỏi một cách mỉa mai: “Lẽ nào nói rằng ‘Đức Quốc xã là xấu’ lại khó đến vậy?”, như thể ông Trump đã không bao giờ nói điều đó. Trong thực tế, ông Obama đã “quên” mất hồi tháng 8, chính ông Trump là người đã trục xuất một thành viên của Đức Quốc xã ra khỏi nước Mỹ, người đã sống ở Mỹ trong suốt thời chính quyền Obama.

Đó là người một lính canh Đức Quốc xã tên Palij – người cộng tác cuối cùng còn lại của Đức Quốc Xã sống tại Hoa Kỳ. Palij đã bị Mỹ thu hồi quyền công dân vào năm 2003 bởi một thẩm phán liên bang, và bị lệnh trục xuất một năm sau đó. Nhưng phải chính Tổng thống Trump mới thực sự trục xuất ông trở lại Đức. Ông Obama đã không làm gì cả. Tay gác ngục Đức Quốc xã thời Thế chiến thứ hai này sống ở Queens, New York một cách thoải mái trong suốt 8 năm tổng thống của Obama.

Trong thực tế, ông Obama có mối quan hệ với nhiều người phân biệt chủng tộc và cực đoan. Ông đã bí mật gặp lãnh đạo Quốc gia Hồi giáo (Nation of Islam) Louis Farrakhan sau khi được bầu vào Thượng viện Hoa Kỳ.

Cựu Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton (Ảnh: Getty)

Tồi tệ hơn, khi quan điểm của mục sư phân biệt chủng tộc của ông, Jeremiah Wright, bị phơi bày, Obama đã có một bài diễn thuyết rất dông dài giải thích tại sao ông ta không từ chối ông Wright. Và ông Obama cũng nói với người Latin nên “trừng phạt kẻ thù” của họ bằng thùng phiếu.

Đe dọa tự do báo chí?

Ông Obama tuyên bố: “Tôi phàn nàn rất nhiều về Fox News, nhưng bạn chưa bao giờ nghe tôi đe dọa sẽ đóng cửa họ hoặc gọi họ là kẻ thù của mọi người”. Nhưng trên thực tế, Obama đã nói điều gì đó rất giống như vậy, khi ông gọi Fox News “phá hoại” đất nước.

Ông Trump đã chiến đấu chống lại những gì ông gọi là “tin giả”, nhưng báo chí dễ tiếp cận ông hơn với người tiền nhiệm Obama. Và ông Obama cũng ém nhẹm nỗ lực của các đồng minh ông trong việc “phá hủy nền tảng” các phương tiện truyền thông bảo thủ.

Lạm dụng Bộ Tư pháp

Ông Obama đã chỉ trích ông Trump vì đã cố gắng chính trị hóa Bộ Tư pháp, nói rằng không thể chấp nhận được việc “rõ ràng kêu gọi Tổng chưởng lý bảo vệ các thành viên trong đảng của chúng ta khỏi bị truy tố vì cuộc bầu cử xảy ra sắp diễn ra”. Nhưng người ta biết rằng chính quyền Obama đã sử dụng Cục Thuế (IRS) để nhắm vào phe đối lập chính trị, mặc dù tổng thống tuyên bố không biết về nó.

Tệ hơn nữa, chính quyền Obama đã làm mọi thứ có thể để bảo vệ bà Hillary Clinton khỏi bị truy tố. Vào năm 2015, ông Obama đã dành 60 phút trả lời phỏng vấn trên CBS News, nói ông đã tha thứ cho bà vì sử dụng một máy chủ e-mail bất hợp pháp và xử lý sai thông tin được phân loại mật.

Tổng chưởng lý của ông, Loretta Lynch, đã có cuộc gặp nổi tiếng với cựu Tổng thống Bill Clinton, và sau đó là Giám đốc FBI James Comey, để giúp bà Clinton khỏi bị truy tố sau một thời gian ngắn. Và sau đó xuất hiện cuộc điều tra về Nga, mà nhiều người tin rằng ngay từ đầu đã bị “nhiễm độc” bởi các mục tiêu chính trị.

Ông Trump không từ bi với ‘trẻ em nhập cư’?
Ông Obama đã đề cập đến việc tiến hành tách trẻ em nước ngoài nhập cảnh bất hợp pháp với cha mẹ của chúng khi bị giam giữ ở biên giới.

Thực tế, ông Obama không chỉ không phân biệt được giữa người nhập cảnh bất hợp pháp và “người nhập cư”, mà ông cũng phớt lờ thực tế rằng chính quyền của ông đã khởi xướng chính sách tách trẻ em khỏi cha mẹ – như một cách bảo vệ trẻ em bị giam giữ. (Cuối cùng, chính sách của Obama chỉ đơn giản trở thành “bắt-và-thả”).

Ông Obama tranh công và chỉ trích đương kim tổng thống trong bài phát biểu hôm 7/9. (Ảnh: Breitbart.com)

Cố đấm ăn xôi

Kết thúc bài diễn thuyết của ông Obama là lời kêu gọi bỏ phiếu cho đảng Dân chủ vào tháng 11, rằng đó sẽ là cách duy nhất để “khôi phục lại một số điều kỳ diệu về chính trị của chúng ta”.

Ý tưởng tái cử bà Nancy Pelosi là Chủ tịch Hạ viện, và bầu cho những đảng viên Dân chủ muốn tố cáo tổng thống, tăng thuế, bãi bỏ Thực thi Nhập cư và Hải quan, gia hạn Medicare cho cả nước mà không có kế hoạch chi trả… là nội dung những kêu gọi của ông Obama.

Tuy nhiên, cựu đặc vụ Dan Bongino, hiện là một nhà bình luận chính trị thường xuyên trên Fox News, gọi bài diễn thuyết mới nhất của ông Obama là “đáng hổ thẹn” (disgraceful). Ông nói thêm: “Barack Obama là một trong những tổng thống gây chia rẽ nhất lịch sử nước Mỹ”.




Mỹ Khánh
DKN.TV
Share on Google Plus

Diễn đàn Facebook

0 Comments:

Post a Comment