|
Vào ngày 11/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố quyết định phá giá đồng nhân dân tệ ở mức 1,9 phần trăm bằng cách điều chỉnh biên độ tỷ giá hằng ngày. Đây là đợt phá giá lớn nhất trong một ngày của đồng nhân dân tệ từ năm 1994 – gây nên các ảnh hưởng quan trọng đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ.
Để hiểu ý nghĩa của nước đi này và những phát ngôn đi cùng với nó, những nhà quan sát trước tiên cần phải nhận ra là những tranh luận chính trị ở Mỹ liên quan đến câu hỏi về đồng nhân dân tệ đang đi chậm hơn so với thời đại.
Vài năm trước, Mỹ có thể kêu gọi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thả nổi đồng tiền, đồng thời kêu gọi một đồng nhân dân tệ mạnh hơn, và tin rằng hai điều này thúc đẩy lẫn nhau. Ngày hôm nay, dòng vốn ra khỏi Trung Quốc đang gây sức ép đẩy giá đồng nhân dân tệ đi xuống, tức là đồng nhân dân tệ khi thả nổi thì chắc chắn sẽ giảm giá, chứ không phải tăng, so với đồng đôla Mỹ. Điều này đem đến cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ một nhóm những ưu tiên chính sách bớt rõ ràng hơn và ít lý do thuyết phục hơn để ủng hộ các chính sách như vậy.
Người Trung Quốc sẽ cố gắng biện hộ rằng họ chỉ đi theo hướng thị trường. Điều này có phần sai lệch: trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã ngăn đồng nhân dân tệ tăng giá bằng cách mua gần 4 ngàn tỷ đôla Mỹ. Sự “cân bằng” thị trường hiện tại được dựa lên những bóp méo đó. Bây giờ, cách duy nhất để đồng nhân dân tệ dựa theo thị trường một cách thực thụ là trước tiên phải xóa bỏ những can thiệp trước kia của Trung Quốc bằng cách hỗ trợ đồng nhân dân tệ (tăng giá) và giảm dần khoản dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc. Chúng ta không nên muốn đồng nhân dân tệ được thả nổi trước khi điều này xảy ra.
Một số người cho rằng đồng nhân dân tệ hiện tại đang được định giá quá cao, nhưng điều mà họ quên là Trung Quốc cần một đồng tiền được định giá cao để cân bằng nền kinh tế. |
Cũng phải công nhận rằng đây là điều mà Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang cam kết làm. Họ hiểu là đồng nhân dân tệ mạnh sẽ giúp tái cân bằng để đi đến một mô hình phát triển bền vững hơn. Nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, ngân hàng trung ương, hoặc ai đó cấp cao hơn, đẫ mất tinh thần và bây giờ họ lại cố xốc dậy mô hình phát triển hiện hữu vốn đang thất bại.
Điều này thật đáng tiếc, vì nó có nghĩa là Trung Quốc bây giờ gia nhập cùng Nhật và Đức trong nỗ lực tiếp cận nhu cầu tiêu dùng của Mỹ để làm bệ phóng cho tăng trưởng, chứ không phải tiêu dùng những khoản tiết kiệm quá mức của họ để kích thích nhu cầu trong nước. Hậu quả là họ đang cố gắng để quay lại mô hình phát triển toàn cầu vào trước năm 2008: đó là phụ thuộc vào việc Mỹ vay những món nợ khổng lồ để trở thành người tiêu dùng toàn cầu cuối cùng. Điều này không bền vững cho cả Trung Quốc lẫn Mỹ. Đây là một cuộc đua xuống đáy không có kẻ thắng.
Nước đi của ngân hàng trung ương Trung Quốc quan trọng không phải bởi vì mức điều chỉnh, vào khoảng -1,9 phần trăm, mà bởi những tín hiệu chính sách họ phát ra. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được dự báo sẽ tăng lãi suất vào mùa thu này do nền kinh tế Mỹ ngày càng vững mạnh. Bởi vì châu Âu và Nhật vẫn đang tiếp tục in thêm tiền và giảm lãi suất để giúp nền kinh tế của họ, điều này sẽ thu hút tiền đến nước Mỹ và làm đồng đôla Mỹ tăng giá tương đối. Điều thú vị là đợt phá giá này gần như xóa hoàn toàn tác động từ mức tăng 2% của đồng đôla Mỹ vào tháng 7, theo cách tính trọng số thương mại. Trung Quốc có thể xem là đã nói rằng họ sẽ không thụ động khi Fed chuẩn bị tăng lãi suất. Đây là một sai lầm, bởi vì Trung Quốc hơn ai hết đang cần phải cắt đứt nguồn tín dụng giá rẻ này.
Trung Quốc đã phát triển vượt ra ngoài mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu mà họ đã phụ thuộc vào trong các thập niên vừa qua, và họ không thể quay đầu lại. |
Ảnh hưởng trực tiếp nhất đến nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ mất giá là việc hồi phục và tăng cường tác động tiêu cực của một đồng đô la Mỹ mạnh, điều làm giảm mức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong quý 4 năm 2014 và quý 1 năm 2015. Trong quý 1, mức thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng vì đô la Mỹ mạnh làm giảm gần 2 phần trăm tăng trưởng GDP Mỹ. Điều đó cũng ảnh hưởng xấu đến giá trị tính bằng đô la của doanh thu doanh nghiệp Mỹ ở nước ngoài, qua đó tác động đến mức lãi của các doanh nghiệp. Điều này tưởng chừng đã cải thiện vào quý 2, nhưng bây giờ thì tất cả đều bị đặt lên bàn cược.
Vì những quan ngại trên, và ảnh hưởng của chúng lên mức tăng trưởng quý 3, Fed có thể không còn muốn tăng lãi suất vào mùa thu này. Điều này có thể bù lại một số tác động xấu, nhưng đó không phải là điều mà Mỹ và toàn thế giới mong muốn. Đáng lẽ là tái cân bằng sẽ giúp tăng nhu cầu toàn cầu từ những quốc gia có thặng dư triền miên như Trung Quốc, nhưng chúng ta lại thấy sự khởi đầu của viễn cảnh một nền kinh tế thế giới phát triển chậm hơn do những chính sách lợi mình hại người.
Patrick Chovanec là chiến lược gia trưởng kiêm giám đốc điều hành Quỹ Quản lý tài sản Silvercrest, và là giáo sư thỉnh giảng tại Trường Chính sách Công và Quốc tế, Đại học Columbia.
|
On Aug. 11, the People’s Bank of China announced a decision to devalue China’s currency — the renminbi, or RMB — by 1.9 percent, by resetting the daily band within which it’s traded. That’s the largest single-day devaluation in the RMB since 1994 — and has important implications for the world’s two largest economies, that of China and the United States.
In understanding the meaning of this move and the rhetoric around it, observers first need to recognize that U.S. political discussion surrounding the question of Chinese currency has fallen behind the times. Several years ago, the United States could advocate that Chinese policymakers let their currency float, while also advocating for a stronger RMB, confident that one would imply the other. Today, capital outflows from China are putting downward pressure on the country’s currency, meaning a freely traded RMB is likely to fall, not rise, against the U.S. dollar. This presents U.S. policymakers with a less obvious set of policy priorities and a more nuanced case to have to make for them.
The Chinese will try to argue they are just letting the market have its way. This is misleading: For years, the Chinese prevented the RMB from rising in value by buying nearly $4 trillion in foreign currency. The current market “equilibrium” is predicated on that massive distortion. The only way to get to a truly market-based RMB is to first unwind China’s past intervention by supporting the RMB and drawing down China’s foreign currency reserves. We shouldn’t want the RMB to float until that happens.
While some argue that China’s currency is now overvalued, what they ignore is that Chinaneedsan overvalued currency to rebalance its economy. |
To its credit, this is what the People’s Bank of China had been committed to. It understood that a strong RMB means rebalancing toward a more sustainable growth model. But with the Chinese economy slowing, the central bank, or someone above its paygrade, lost their nerve and are instead trying to shore up China’s existing, failing growth model.
This is unfortunate, because it means China now joins Japan and Germany in trying to tap into U.S. consumption to drive their own growth, rather than unlocking their own excessive savings to create demand. In effect, they are trying to revert to the pre-2008 global growth model: relying on the United States going into greater and greater debt to function as the global consumer of last resort. This is not sustainable for them or for the United States. It’s a race to the bottom with no winners.
The significance of the central bank’s move is not the actual shift, of minus-1.9 percent, but rather the policy intention it signals. The U.S. Federal Reserve is widely expected to raise interest rates in the fall, based on a strengthening U.S. economy. Because Europe and Japan are still printing more money and pushing interest rates down in order to support their economies, this has attracted funds to the United States and caused the U.S. dollar to rise in relative value. It’s interesting that China’s recent devaluation almost precisely cancels out the 2 percent appreciation of the U.S. dollar in July, on a trade-weighted basis. It’s as though China is saying that it is not along for the ride as the Fed looks to tighten. That’s a mistake, though, because China actually needs to take away the punch bowl of easy credit more than anyone.
China has outgrown the export-led growth model that it relied on for decades, and there’s no going back. |
The practical effect for the U.S. economy from RMB devaluation is a revival and strengthening of the head winds from a strong U.S. dollar that slowed the American economy in the fourth quarter of 2014 and the first quarter of 2015. In the first quarter, the widening trade deficit from a strong U.S. dollar shaved almost two full percentage points from U.S. GDP growth. It also had a big negative impact on the U.S. dollar value of U.S. corporate earnings overseas, which hit their bottom line. This seemed to be getting better in the second quarter — now all bets are off.
Given these concerns, and the actual impact on third quarter growth, the Fed may be less inclined to raise interest rates in the fall. This may offset some of the negative impact, but it’s not where the United States — or the world — would like to be. Rather than rebalancing to unlock global demand from chronic surplus countries like China, which can afford it, we are seeing the beginnings of a slower-growth, beggar-thy-neighbor scenario for the entire global economy.
Patrick Chovanec | Foreign Policy
Biên dịch: Ngô Việt Nguyên
Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Theo Nghiên Cứu Quốc Tế
Nguồn: Let the Global Race to the Bottom Begin - Patrick Chovanec | Foreign Policy
0 Comments:
Post a Comment