25 nhà báo gốc Việt ở quận Cam lên án vụ giết chết vợ chồng một ký giả

"...Các nhà báo thời đó gọi bọn này là khủng bố, bây giờ nhà báo Mỹ AC Thompson đặt tên cuốn phim kia là "Khủng bố ở Little Saigon" thì một số người nói là bôi nhọ "Little Saigon"? Vấn đề là các nhà báo gốc Việt nói thì không ai phản đối, còn nhà báo Mỹ nói "khủng bố" thì bị lôi ra mổ xẻ? ..."

     

Tin liên quan
» Xem tiếp
Sự kiện giết nhà báo Mỹ gốc Việt và vợ ông ở Virginia đã thúc đẩy các chủ bút Việt ngữ ở vùng Little Saigon lên án điều mà một biên tập gọi là "khủng bố chống lại các ký giả" hôm thứ Hai.

Ông Lê Triết, 61 tuổi, là nhà báo gốc Việt di cư thứ chín bị tấn công, hoặc bị giết chết kể từ năm 1980. Các nạn nhân gồm một biên tập ở Garden Grove đã bị thiêu chết hồi năm 1987.

Lê Triết và vợ ông, bà Đặng Trần Thị Tuyết, 52 tuổi, được tìm thấy đã chết với những vết thương do đạn bắn ở lối vào ngôi nhà của họ ở Baileys Crossroads, Virginia, khoảng 11:30 giờ tối thứ Bảy, phát ngôn viên cảnh sát quận Fairfax cho biết.

Hôm thứ Hai, cảnh sát không bình luận về động cơ và vẫn chưa có ai bị bắt giữ.

"Những người làm truyền thông gốc Việt bị giết, và... chính phủ đã không tìm ra người thực hiện vụ đó", ông Nguyễn D. Dinh, tổng biên tập Tuần báo Diều Hâu, có trụ sở ở Westminster, nói. Khoảng 25 chủ bút, biên tập viên và các phóng viên gốc Việt khác đã ký một bản tuyên bố tối thứ Hai, lên án chủ nghĩa khủng bố, đe dọa và giết hại những người cầm bút, bất chấp động cơ của chúng là gì. Họ kêu gọi các nhà chức trách Mỹ điều tra những vụ ám sát bốn ký giả và thực hiện các bước để bảo vệ các nhà báo trong tương lai.

"Chúng tôi kêu gọi [các nhà chức trách Hoa Kỳ] chú ý nhiều hơn đối với loại khủng bố chống lại các ký giả gốc Việt", ông Nguyễn nói.

Hai người con của ông Lê Triết từ cuộc hôn nhân trước sống tại quận Cam, đang trở về Virginia để dự đám tang của cha mình, dự kiến tổ chức ngày thứ Năm, Lê Phương, người đã làm việc chung với ông Lê Triết tại tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong ở Arlington, Virginia, nói. Tờ bán nguyệt san này có 5 nhân viên và phát hành 14.000 ấn bản quốc tế, Phương nói.

Mặc dù ông Lê [Triết] có được nhiều người ủng hộ, nhưng ông đã bị chỉ trích vì cách viết giật gân và tấn công cá nhân vào một số nhân vật chính trị gốc Việt, các nhà lãnh đạo cộng đồng và những người lưu vong nổi tiếng khác. Ông cũng là chủ đề của một vụ kiện về tội phỉ báng, Phương khẳng định.

Phương nói: “Anh ấy có óc phê phán, cho nên một vài nhóm người không thích anh ấy. Nhưng những điều anh ấy viết là sự thật”.

Những người khác biết ông Lê Triết, hôm thứ Hai đã mô tả ông là một người viết báo chống cộng quyết liệt – một số người nói bịa đặt – ông là người viết tất cả mọi thứ từ âm mưu chính trị, cho tới tham nhũng, tới chuyện ngoại tình. Mặc dù ông viết dưới bút danh Tú Rua, tên thật của ông nổi tiếng và ông đã tích lũy được một danh sách dài những kẻ thù cá nhân và chính trị, họ nói.

"Anh ấy là một trong những nhà báo gây tranh cãi nhất trong cộng đồng người Việt và là một trong những nhà báo nổi tiếng nhất", ông Đỗ Ngọc Yến, biên tập nhật báo Người Việt ở Westminster, nói. Ông Yến nói rằng, có lần chính ông đã bị ông Lê [Triết] chỉ trích gay gắt trên báo. "Anh ấy có rất nhiều kẻ thù".

Một người di cư nổi tiếng mà ông Lê Triết cáo buộc trên báo có khuynh hướng ủng hộ cộng sản, nói: "Anh ấy đã tấn công quyết liệt, hầu như tất cả mọi người trong cộng đồng người Việt. Có thể là rất nhiều người, nhưng tôi nghiêng về động cơ chính trị (trong việc giết chết ông Lê Triết) chứ không phải động cơ cá nhân".

Mười năm trước, chủ nhiệm Nguyễn Thanh Hoàng là mục tiêu của một cuộc tấn công đốt phá làm hư hại nhà và chiếc xe của ông. Hai năm sau, cái tên Hoàng xuất hiện cùng với một số tên khác trong "danh sách được nhắc đến" của một tổ chức cực đoan gốc Việt. Cuối tháng 11, người thiết kế trang cho tạp chí, ông Đỗ Trọng Nhân, được tìm thấy đã bị bắn chết bên ngoài căn nhà của mình. Cảnh sát đã không được thực hiện vụ bắt giữ nào.

Ảnh: vợ chồng ký giả Lê Triết đã bị giết chết năm 1990. Nguồn: indomemoires.hypotheses.org/20022
Các nhóm cực đoan gốc Việt đã nhận trách nhiệm trong một số vụ tấn công trước đó vào các biên tập viên và các chủ bút mà họ cáo buộc có khuynh hướng thân cộng, gồm cái chết trong vụ hỏa hoạn năm 1987 của biên tập Phạm Văn Tập ở Garden Grove. Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Ðảng đã nhận trách nhiệm vụ tấn công này, các nhà điều tra tin rằng động cơ là do ông Phạm Văn Tập nhận đăng các quảng cáo của những công ty được cho là thân cộng.

Năm 1988, FBI đã công bố một cuộc điều tra bạo lực chính trị trong cộng đồng người Việt lưu vong sau khi có những báo cáo về động cơ chính trị trong các cuộc tấn công trên toàn quốc.

Viên chức Bill Coulter, phát ngôn nhân của sở cảnh sát quận Fairfax, hôm thứ Hai đã không bình luận gì về việc liệu có bất kỳ nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ giết ông Lê Triết. Ông ấy cũng không nói liệu FBI có được yêu cầu điều tra hay không.

Ông Jim Neilson, phát ngôn viên của FBI ở Santa Ana, đã từ chối không cho biết vụ điều tra của FBI năm 1988 có còn đang tiến hành không. Không có cáo trạng nào được đưa ra và hầu hết các cuộc tấn công vẫn chưa được giải quyết.

Phương cho biết, ông Lê Triết đã nhận được rất nhiều lời đe dọa giết chết trong suốt 13 năm làm báo của mình, cũng như nhiều nhà báo, biên tập viên và các chủ bút người Mỹ gốc Việt khác đã nhận.

“Dường như đây là một chiến dịch nhằm dập tắt những tiếng nói bất đồng chính kiến hoặc loại bỏ những tiếng nói đối lập trong một cộng đồng lưu vong”, ông Bruce Hoffman, một chuyên gia về khủng bố quốc nội ở Rand Corp., quận Santa Monica, cho biết.

Ông Hoffman nói, cũng như các cộng đồng lưu vong người Cuba, Armenia, Philippines và Đài Loan, những kẻ tấn công có thể do động cơ chính trị, hay bởi một mối thù cá nhân, hoặc có thể sử dụng một lý do để che giấu cho mục đích khác.

"Thường thì các lý có thể lẫn lộn vào nhau, nhưng nếu bạn tuyên bố đó là một cuộc tấn công chính trị, thủ phạm có được tính hợp pháp và sẽ được nổi tiếng mà lẽ ra họ không có", ông Hoffman nói.
     

Tin liên quan
» Xem tiếp
WESTMINSTER — The slaying of a controversial Vietnamese-American magazine columnist and his wife in Virginia prompted Vietnamese-language newspaper publishers in Little Saigon on Monday to denounce what one editor called "terrorism against newsmen."

Triet Le, 61, is the ninth Vietnamese emigre journalist to be attacked or killed since 1980. The victims include a Garden Grove publisher who died in an arson fire in 1987.

Le and his wife, Tuyet Thi Dang-Tran, 52, were found dead of gunshot wounds in the driveway of their home in Baileys Crossroads, Va., about 11:30 p.m. Saturday, a Fairfax County police spokesman said.

Police would not comment on a possible motive Monday, and had made no arrests.

"The people in the Vietnamese news media have been killed, and . . . the government didn't find out who did it," said Dinh D. Nguyen, editor-in-chief of the Westminster-based weekly magazine Dieu Hau, or The Eagle . About 25 Vietnamese publishers, editors and other journalists signed a statement Monday night denouncing terrorism, threats and killing of writers regardless of the motivation. They called on U.S. authorities to investigate assassinations of four newsmen and to take steps to protect writers in the future.

"We call for more attention (by U.S. authorities) to this kind of terrorism against Vietnamese newsmen," Nguyen said.

Two of Le's children by a previous marriage live in Orange County and were headed back to Virginia for their father's funeral, which is scheduled Thursday, said Len Phuong, who worked with Le at Van Nghe Tien Phong magazine in Arlington, Va. The bimonthly magazine has a staff of five and an international circulation of 14,000, Phuong said.

Although Le enjoyed a wide following, he had been criticized for sensationalism and for personal attacks on a number of Vietnamese political figures, community leaders and other prominent exiles. He was also the subject of a libel suit, Phuong confirmed.

"He had a critical mind, so there is some group of people that do not like him," Phuong said. "But what he wrote was the truth."

Others who knew Le described him Monday as a fiercely anti-communist muckraker who reported--some say fabricated--everything from political intrigue to corruption to adultery. Though he wrote under the pen name Tu Rua, his real name was well known and he had accumulated a long list of personal and political enemies, they said.

"He is one of the most controversial Vietnamese journalists and one of the most famous," said Yen Ngoc Do, editor of the Nguoi Viet Daily News in Westminster, who said he himself was once tongue-lashed in print by Le. "He had so many, many, many enemies."

"He has very bitterly attacked almost everyone in the Vietnamese community," said another prominent emigre whom Le had accused in print of pro-communist leanings. "It could be a lot of people, but I would lean toward a political motive (for the Le killing) rather than a personal one."

Ten years ago, the magazine's publisher, Nguyen Thanh Hoang, was the target of an arson attack that damaged his home and car. Two years later, Hoang's name appeared with several others on the "hit list" of a Vietnamese extremist organization. Last November, a page designer for the magazine, Nhan Trong Do, was found shot to death outside his home. Police have not made an arrest.

Ảnh: vợ chồng ký giả Lê Triết đã bị giết chết năm 1990. Nguồn: indomemoires.hypotheses.org/20022
Vietnamese extremist groups have claimed responsibility for a number of previous attacks on newspaper editors and publishers whom they accused of communist leanings, including the 1987 arson death of Garden Grove publisher Tap Van Pham. The Vietnamese Party to Exterminate the Communists and Restore the Nation claimed responsibility for the attack, which investigators believe was motivated by Pham's acceptance of advertisements that were perceived by some as pro-communist.

In 1988, the FBI announced an investigation into political violence in the Vietnamese exile community after reports of political motives in attacks around the nation.

Officer Bill Coulter, spokesman for Fairfax County police, would not comment Monday on whether any group had claimed responsibility for the Le killings, nor would he say whether the FBI had been asked to investigate.

An FBI spokesman in Santa Ana, Jim Neilson, declined to say whether the 1988 FBI investigation is still active. No indictments have been made, and the majority of the attacks have gone unsolved.

Phuong said Le had received numerous death threats during his 13-year career, as have many other Vietnamese-American writers, editors and publishers.

"It does sound like a campaign to stifle dissent or eliminate rival or discordant voices within an exile community," said Bruce Hoffman, a domestic terrorism expert with the Rand Corp. in Santa Monica.

As in the Cuban, Armenian, Filipino and Taiwanese exile communities, Hoffman said, the attackers could be motivated by politics or by a personal vendetta, or could use one to mask the other.

"Often it can be a mixture of things, but if you claim it as a political attack, the perpetrators gain legitimacy and notoriety that they wouldn't otherwise have," Hoffman said.

Phim “Nỗi Kinh Hoàng ở Little Saigon”: Phép thử cho lương tâm và trách nhiệm


Sonni Efron | LA Times
September 25, 1990
Ngọc Thu dịch
Theo FB Thu Ngoc Dinh

Nguồn: 25 Vietnamese Journalists in County Denounce Killing of Columnist, Wife - Sonni Efron | LA Times, September 25, 1990

Share on Google Plus

Diễn đàn Facebook

0 Comments:

Post a Comment